ẨM THỰC KHẮP NƠI (14)

NGƯỜI DÂN TRÊN THẾ GIỚI

ĂN MÌ GÓI NHƯ THẾ NÀO ?

Ai cũng biết rằng mì gói là món ăn cứu đói huyền thoại của sinh viên nghèo, nhưng đối với nhiều nước trên thế giới, ăn mì cũng là một cách tận hưởng cuộc sống.

1/- Indonesia : Người Indonesia thích ăn mì xào hơn mì nước, họ sẽ cho vào đó một quả trứng rán, hành phi, thỉnh thoảng sẽ có thêm vài miếng phồng tôm và tương ớt.

2/- Trung Quốc : Nếu ngán ăn mì gói, hãy ăn mì gói như người Trung Quốc, bằng cách chiên 2 quả trứng và cho thêm vào đó vài lát giăm bông. 3/- Hàn Quốc: Xúc xích, thịt hộp, đậu tương, phô mai, kim chi, giá, và rau thơm, đó là cách người Hàn biến món mì gói vô vị trở thành món ăn sang chảnh.

4/- Singapore: Người dân ở nước này có cách thưởng thức mì không thể cưỡng lại, đó là cho thêm tôm, cua, giá, hành, và vài cọng rau thơm. 5/- Đài Loan: Đây là một món mì khô có vị rất ngon và dai, nó được ăn kèm với thịt heo, dưa leo, hành phi và ớt bột.

6/- Hồng Kông: Món mì sẽ thơm ngon hơn rất nhiều nếu ăn kèm vài lát thịt heo, hành lá, giá, ớt bột 7 vị, và dầu tỏi đen. 7/- Mỹ: Để thưởng thức một gói mì thật ngon, người Mỹ sẽ xào sơ thịt bò với tỏi và muối rồi cho vào tô mì, đập thêm vào đó một quả trứng, cùng với đó là vài lát hành tây xào chín.

8/- Thái Lan: Trình độ ăn cay của người Thái là rất cao nên lúc nào họ cũng phải kèm theo 1-2 quả ớt tươi, cộng với đó là giá, hành và vài cộng ngò. Tất nhiên, họ không quên cho vào đó vài con tôm. (D.H. theo The thao van hoa)  9/- Malaysia: Người dân ở đây thường cho thêm thịt viên, trứng luộc, đậu hũ, giá, ớt bột, và rau thơm.

HOA BÍ LẠI LÀ MÓN ĐẶC SẢN

THỜI THƯỢNG Ở PHÁP

Nếu là người yêu thích ẩm thực phương Tây, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua nền ẩm thực Pháp với bánh mì gậy, pho mát Ca-măm-be và những chai rượu nho đầy tinh tế.

Nhưng tạm rời xa những món ăn quá nổi tiếng ấy, chúng ta sẽ tìm thấy một nước Pháp hoàn toàn khác, dung dị, tự nhiên mà rất hiền hòa trong một loại thực phẩm vô cùng gần gũi với người Việt – Hoa bí.

Hoa bí là nguyên liệu dễ chế biến nhất trong số các loài hoa được sử dụng khi chế biến món ăn. Ở phương Tây, hoa bí (cùng một họ với bầu) được ghi nhận có tác dụng chống tiêu chảy, từng được liệt kê trong cuốn Bách Khoa Toàn Thư ‘‘Historia Naturalis’’ của nhà bác học La Mã Pline L’Ancien (“Pliny the Elder”) thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.

Bầu bí, mướp non cũng là một trong những giống rau quả ưa chuộng của hoàng đế Charlemagne (Charles the Great), được trồng theo chỉ dụ của nhà vua (Capitullaire de Villis), ban hành vào thế kỷ thứ IX.

Nếu có cơ hội tới thăm nhà của người Pháp ở những vùng nông thôn, như miệt vườn tại vùng Côte d’Azur miền Nam nước Pháp, bạn sẽ bất ngờ khi phát hiện khu vườn của họ với những giàn bí ngòi xanh mơn mởn, lúc lỉu quả chấm phá thêm những bông hoa vàng mập mạp.

Khí hậu Địa Trung Hải ở miền Nam nơi đây rất phù hợp cho các loài mướp sinh trưởng và phát triển tốt. Bí ngòi loa kèn (courgette trompette) ở Côte d’Azur này luôn được mệnh danh là “vua của các loài bí” vì hương thơm, đặc ruột, thịt quả mềm mượt và tươi mát.

Trái ngon là thế, nhưng người Pháp cũng rất ham thích hương vị của hoa bí ngòi. Đến mùa thu hoạch, những bông hoa vàng ươm cũng sẽ được ngắt xuống, đem bán ở những buổi chợ sáng,  trở thành một nguyên liệu quý của các bà nội trợ.

Đó cũng chính là lý do vì sao khi đến Nice, bạn không thể nào bỏ qua những đặc sản làm từ hoa bí ngòi của vùng đất yên ả, thanh bình nhưng đầy tinh tế này.

Tại Nice và địa phương lân cận như Cannes hay Menton, hoa bí ngòi chủ yếu được dùng như món khai vị. Cách chế biến phổ biến được yêu thích nhất ở miền Nam nước Pháp này chính là hoa bí tẩm bột chiên giòn. Nếu bạn đã từng thưởng thức rau củ chiên tempura Nhật Bản, bạn sẽ dễ dàng hình dung được cách người Pháp chế biến món ăn này. Nhưng tất nhiên, họ có những bí quyết riêng, chắt lọc từ những sản phẩm tinh túy nhất của địa phương.

Hoa bí tẩm bột chiên giòn tuyệt đối không chiên bơ mà lại dùng dầu ô liu. Để tránh cho món ăn có hương vị quá béo, người Pháp thường dùng một chút sữa tươi thay vì dùng nước khi khuấy bột. Lớp bột giòn tan, hơi chút béo ngậy bên ngoài sẽ giúp người thưởng thức tận hưởng được trọn vẹn cái thanh dịu của hoa bí ngòi.

Trong cách thức chế biến món ăn, người Pháp thường không sử dụng quá nhiều gia vị. Họ thường dùng phương cách “nướng” để làm chín các loại thực phẩm. Cách chế biến này không tiêu tốn quá nhiều dầu nhưng lại giúp giữ được nguyên vẹn độ ngọt và sự tươi ngon của mỗi loại nguyên liệu, đặc biệt là các loại rau củ. Hoa bí vì thế cũng thường được nhồi phô mai, hay đơn giản hơn là rắc một lớp phô mai mỏng, sau đó cho vào lò nướng.

Chỉ cần 10 phút, là bạn có thể thưởng thức món hoa bí nướng phô – mai mềm mại, ngọt dịu, bùi mà không ngán. Với những ai yêu thích đặc sản phô – mai Pháp, hoa bí bọc phô mai dê là một lựa chọn rất đáng thử cho phần khai vị.

Đặc biệt hơn cả, một trong những món ăn tiêu biểu nhất làm từ hoa bí của thành phố Nice là món hoa bí non nhồi thịt. Thịt bò hoặc thịt bê được băm nhuyễn rồi trộn với một chút cơm, rau thơm và gia vị, sau đó cho vào lò nướng.

Sự mềm mại, hương vị hài hòa của thịt nhồi (viande farcie) – niềm tự hào của các cửa tiệm chuyên bán các sản phẩm thịt đã sơ chế của người Pháp (boucherie) càng trở nên hấp dẫn hơn nhờ lớp hoa bí bọc ngoài. Bí quyết nằm ở sự cân bằng mà cảm giác giòn nhẹ, vị ngọt mát đặc trưng của hoa bí mang lại cho món ăn. Hoa bí nhồi thịt thường được dùng như món chính trong bữa ăn.

Bên cạnh cách nấu hoa bí truyền thống của ông cha xưa, cách chế biến hoa bí của ẩm thực Pháp rất đáng để chúng ta tham khảo. Với những món ăn mới lạ này, bạn có thể làm tăng thêm sự phong phú của bữa cơm cuối tuần của gia đình.

Không những thế, việc nấu một món ăn của vùng đất khác đôi khi cũng chính là cách thực hiện một chuyến “du lịch” và thưởng thức nét độc đáo của một nền văn hóa khác ngay trong chính căn bếp của mình. Nếu thực hiện thành công, chắc chắn bạn cũng sẽ có một câu chuyện và những bức ảnh thật hấp dẫn để chia sẻ với tất cả mọi người.

Dưới đây, xin dành tặng quý độc giả công thức làm hoa bí tẩm bột rán kiểu Pháp do một trong những trang web về công thức nấu ăn uy tín của Pháp – Marmiton.org cung cấp :

Nguyên liệu (cho 4 người): 12 bông hoa bí – 80 gam bột mì – 0,15 lít sữa tươi
1 quả trứng – 6 lá basilic tươi – Muối – Dầu ô liu

Chế biến : Hoa bí rửa sạch, thấm khô nước. – Trộn đều hỗn hợp bột mì, lòng đỏ trứng, sữa, 1 thìa dầu ô liu cho tới khi nhuyễn đều. – Thêm lá basilic thái nhỏ vào hỗn hợp. – Đánh tan lòng trắng trứng và một chút muối cho tới khi thành kem. Từ từ thêm phần lòng trắng trứng này vào hỗn hợp ban đầu, trộn đều.

Cho dầu ô liu vào chảo, chờ dầu nóng.- Nhúng từng bông hoa mướp vào hỗn hợp bột vừa trộn. Khi nhấc ra, chú ý để bột chảy xuống cho tới khi nhìn thấy màu của cánh hoa. Cách làm này để tránh lớp bột áo quá dày, dễ gây ngán cho món ăn.- Đặt vào chảo, chiên vàng hai mặt. Đặc điểm của hoa bí là chín nhanh, do đó cần chú ý lật mặt khi làm chín.

Dùng kèm với salade trong phần khai vị hoặc dùng cùng món chính.

TRÁI CÂY MÀ KHÔNG PHẢI TRÁI CÂY

MÍA ‘VUA’ CỦA CÁC

THỰC PHẨM BỔ HUYẾT

Trong cuốn Bản thảo cương mục, bộ sách gồm 5 cuốn về tác dụng cách dùng của các loại thảo mộc, hoa quả xung quanh chúng ta, đã gọi cây mía là “quả tì” và xếp vào nhóm thuốc bổ huyết.

Ban đầu nước mía được gọi là “canh phúc mạch tự nhiên” (mang đến phúc lành cho mạch máu), có thể dùng để kiện tì ích khí, sinh dương, dưỡng huyết, được đánh giá rất cao. Mía ngọt dễ ăn, lại chứa hàm lượng sắt cao hơn so với nhiều loại hoa quả, nên sẽ là thực phẩm rất tốt giúp tạo ra hồng cầu trong cơ thể.

Trái cây mà không phải trái cây (quả tì) Nói tới mía không ít người thường nghĩ ngay tới một từ: Ngọt (ngọt như mía lùi). Hàm lượng đường trong cây mía rất phong phú, chiếm từ 10-12%, cá biệt có thể lên đến 20% trong cây mía, bao gồm các loại đường sucrose, fructose, glucose. Đường ăn dùng trong sinh hoạt hằng ngày hầu như đều chiết xuất từ mía.

Trong cây mía ngoài thành phần đường phong phú, còn có hàm lượng nước rất cao. Mía có thể dùng ép lấy nước uống vào mùa hè, có tác dụng giải nhiệt và giải độc. Đây là loại nước giải khát thiên nhiên mà rất nhiều người ưa thích sử dụng vào mùa hè, nhanh chóng đánh bay cơn khát.

Vua của các thực phẩm bổ huyết : Nói tới các loại thực phẩm bổ huyết, người ta có thể kể ra không ít, ví dụ như: táo tàu, cao ngựa bạch, đường đỏ, gan lợn, đậu đỏ, mộc nhĩ, long nhãn v.v. Nhưng, công dụng bổ huyết của mía đã được y học dân gian nói tới từ lâu. Trong y học mía được mệnh danh là vị vua về bổ huyết. Nước mía nóng là thực phẩm kỳ diệu bổ huyết trong mùa đông.

Nước mía nóng được làm như sau: để cả mía còn nguyên vỏ, nướng lên cho tới khi tấm mía dậy mùi thơm rồi mới róc bỏ vỏ, ép lấy nước, uống lúc đang còn nóng ấm. Như vậy có thể giữ ẩm làm đẹp da, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, mía còn rất giàu vitamin, axit hữu cơ, canxi và chất khoáng khác… Đặc biệt hàm lượng sắt trong mía, là cao nhất so với các loại hoa quả. Trong 1kg mía, hàm lượng sắt cao tới 9 mg. Khi vào cơ thể, lượng sắt sẽ đi vào trong máu, có hỗ trợ rất lớn cho việc tạo máu, đồng thời, cũng có công dụng giữ ẩm dưỡng da. Những người bị thiếu máu có thể ăn nhiều mía. Do đó, từ xa xưa đã có nhiều danh y đánh giá rất cao cây mía, xem như là “thuốc bổ huyết”.

Các công dụng khác của cây mía

Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: Mía có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt hạ khí, trợ tì kiệm vị, tốt cho đường ruột, giải khát tiêu đờm, giải rượu giảm căng thẳng, có thể cải thiện các triệu chứng như khát nước, khó chịu, táo bón, say rượu, hôi miệng, phế nhiệt ho cảm, viêm họng… Có thể thấy mía mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho chúng ta.

Nhuận phế kiện vị : Vào mùa thu rất nhiều người có thể cảm thấy phế khô, thân thể như mất nước, xuất hiện trạng thái táo bón, vậy nên mía có thể có tác dụng rất tốt đối với việc làm ẩm phế.

Mùa thu tiết trời trở nên khô, rất nhiều người có thể cảm thấy ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Ăn mía có thể có tác dụng kiện vị dạ dày, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bổ sung dịch vị dạ dày.

Giải khát, bổ sung đường huyết : Đồng thời vì hàm lượng đường trong mía cao, đối với người bị huyết áp thấp có thể ăn một chút để bổ sung. Nước mía là loại nước uống tốt cho các bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp. Những người bị huyết áp thấp và người bị khô rát miệng lưỡi đều thích uống nước mía, do vậy nước mía còn được gọi là: Canh phúc mạch thiên nhiên.

Có thể giải rượu và giảm hôi miệng : Hiện nay uống rượu bia là điều khó tránh trong các hoạt động giao lưu gặp gỡ. Nhiều người khi uống rượu xong cảm thấy đau đầu, đồng thời khát nước, vì vậy ăn mía vừa có tác dụng giải rượu, lại có thể giải quyết được cơn khát.

Ăn mía cũng có hiệu quả trong việc phòng tránh hôi miệng. Nhiều người khắc phục vấn đề hôi miệng bằng cách ăn kẹo cao su, nhưng ăn mía sẽ còn có tác dụng tốt hơn.

Chú ý : Mía có thể không thích hợp sử dụng cho người tì vị hư hàn, lạnh bụng.

Lời khuyên : Mùa đông nếu ăn mía, nên cắt thành khúc dài từ 20cm-30cm, cho vào nồi luộc 10 phút, sau đó mới róc bỏ vỏ, khi ăn sẽ ngọt hơn.

Mỹ Nhàn tổng hợp chuyển tiếp

ĐAU DẠ DÀY HẾT DẦN

NHỜ CHUỐI XANH VỚI MẬT ONG

Đau dạ dày là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại kéo dài và gây khó khăn cho việc ăn uống hằng ngày. Triệu chứng của bệnh đau dạ dày cũng rất dễ phát hiện. Bạn có thể bị ợ chua, khi đói hoặc khi no đều thấy đau tức.

Bệnh đau dạ dày hoặc bệnh viêm hang vị ở Việt Nam không còn là cụm từ xa lạ với người dân. Do lối sống và tập tục ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm hang vị hoặc viêm đại tràng.

Y học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả, tuy nhiên các bài thuốc Tây y cũng chưa thể khẳng định là sẽ chữa khỏi bệnh 100%. Bệnh đau dạ dày nếu chuyển sang mãn tính thì việc uống nhiều thuốc Tây sẽ khó tránh được các tác dụng phụ.

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc tìm đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể nhờ sự viện trợ của các bài thuốc dân gian khá hiệu quả.

Chuối xanh : Theo kinh nghiệm dân gian, chuối xanh là vị thuốc chữa bệnh dạ dày hữu hiệu, đặc biệt là chuối hột (chuối chát). Chuối hột xanh vị chát, pha ngọt, tính mát, ngoài tác dụng chữa bệnh dạ dày còn có tác dụng bổ tỳ, nhuận trường, lợi tiểu, phá sỏi đường tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Chuối xanh xắt lát trộn với rau sống ăn thường xuyên hằng ngày có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất tốt.

Mật ong : Mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả và rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,… kích thích trao đổi chất.

Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện hệ tiêu hóa. Những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axit nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi. Theo đó, người ta có phương pháp chữa đau dạ dày bằng cách kết hợp chuối và mật ong.

Cách kết hợp chuối và mật ong

Nguyên liệu : – Chuối tiêu xanh, non (khi chất nhầy vẫn còn phía trong)  – Mật ong

Cách làm : – Sau khi tước bỏ vỏ ngoài rồi ngâm vào nước cho bớt nhựa và chát, bạn đem chuối xanh thái lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. – Trộn bột chuối với mật ong, ve thành viên tròn nhỏ để uống hoặc ăn luôn.

Đây là cách rất đơn giản, rẻ tiền và dễ làm. Vì thế hãy áp dụng phương pháp này thường xuyên để hết hẳn đau dạ dày nhé! (theo Khỏe & Đẹp)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

LẠP XƯỞNG,

MỘT THỨC ĂN NGUY HIỂM !!

Không cần biết “Muối-Diêm” (Nitrate de Potassium) là cái gì, nguy-hiểm độc-hại tới cỡ nào  chỉ cần suy-nghĩ chút thôi, ta thấy ngay cái món Lạp-xưởng, gốc của mấy chú Chệt, là rất “không bình-thường” :

– Thịt khô khốc và rất nhiều dầu mỡ, không cần bỏ tủ-lạnh mà cả nhiều tháng trời không mốc thúi, chiên lên vẫn “thơm phức”, thì chắc-chắn phải có 1 hàm lượng rất cao “chất bảo-quản” gì đó ! Nó “bảo-quản” thực-phẩm không bị hư-thối rất hữu-hiệu, thì tất nhiên cũng “tiễn-đưa” ta ra nghĩa-địa vô-cùng “công-hiệu” không kém !

Bệnh rất ít khi có-thể xâm nhập vào cơ thể bởi Tai, Mắt, Mũi hay bất cứ chỗ nào khác… mà hầu-hết là bằng Miệng mỗi ngày do Uống và “Sực” ! Nhất là Sực đồ Chệt !

Chao ôi , “Lấy vợ Nhật , ở nhà Tây , ăn tiệm Chệt” !

“Bệnh tùng khẩu nhập, 

Họa tùng khẩu xuất !”

Kèm đây là 2 bài viết của 2 anh-bạn cùng là dân CVA (Cựu học-sinh Chu-Văn-An “Chết-Vì-Ăn”, Saigon)

Thân gửi các bạn,

Chuyện này chỉ có nước tự trách mình không cẩn thận thôi ! Tôi mới bị ngộ độc vì ăn lạp xưởng có lẽ sản xuất tại Tàu Chệt ! Hôm thứ ba vừa qua, nhân dịp đưa bà xã đi khám bác sĩ, bọn tôi ghé 1 tiệm VN mua đồ ăn đem về nhà, thấy mấy vỉ xôi trông ngon lành bèn mua 3 vỉ : xôi lạp xưởng, xôi ruốc và xôi đậu đen. Chiều hôm đó bà xã ăn cơm mua ở tiệm còn tôi quất hết 2 vỉ xôi lạp xưởng.

Ăn xong tối hôm đó thấy đầy bụng và khó chịu khác thường. Đến đêm dậy ói ra hết vào bồn cầu ! Tôi để ý thấy có một đám bong bóng màu trắng trong sáng lóng lánh nổi cao trên mặt nước, chắc chắn không phải mỡ hay dầu ăn mà 1 loại dầu gì đó rất lạ, có lẽ là phó sản của dầu hỏa ! Nghĩ lại thì thấy loại lạp xưởng trong xôi là loại nhỏ như ngón tay. Mà trước đây chừng 2-3 tuần tôi có nhận được 1 email cảnh cáo về lạp xưởng đốt cháy được, nhất là loại lạp xưởng nhỏ như ngón tay đích thị do Tầu Chệt làm.

Lúc mua xôi tôi lại quên không nghĩ ra chuyện đó ! Hai hôm sau cứ ăn hay uống gì vào là ói ra hết ! Có lẽ hệ thống tiêu hóa bị rối loạn ! Tôi phải gọi bác sĩ xin hẹn, nhưng họ gọi cho pharmacy trong chợ gần nhà cho 1 liều thuốc trị ói mửa say sóng, và dặn sau khi uống 2 ngày mà không thấy thuyên giảm thì phải đi bệnh viện cấp cứu !

Rất may phương thuốc hiệu nghiệm và tôi đã bắt đầu ăn cháo và xúp để phục hồi sức khỏe. Tí nữa là phải vào nhà thương rửa ruột ! Nghĩ còn rởn tóc gáy ! (BN)

Thưa quý anh,

Trước kia trong sở làm có 1 ông người Việt gốc Hoa rất thích ăn lạp xưởng. Mỗi ngày đi làm, ông mang theo 1 nồi cơm điện nhỏ để nấu cơm vừa đủ ăn 2 chén. Khi cơm cạn nước, ông bỏ vào nồi 2 cái lạp xưởng để hấp trên cơm. Hầu như mỗi buổi trưa, ông ta đều ăn như vậy. Sau đó, tôi nghe tin ông qua đời vì bị ung thư ruột già lan qua những nơi khác.  Một người bạn đồng nghiệp, cũng là bạn học CVA, thấy mùi thơm lạp xưởng hấp trên cơm thơm phưng phức, bèn cũng bắt chước ăn khá nhiều. Anh bạn này bị ung thư bao tử. Mặc dù đã cắt bao tử nhưng vì cái gốc ung thư lan qua những cơ phận khác nên cũng đã qua đời cách nay 5 năm ở tuổi 60

Nguyên nhân tử vong có thể là do muối diêm dùng khi chế biến lạp xưởng. Muối diêm là nitrate de potassium. Chất nầy bỏ vào để cho thịt nạc và lạp xưởng có màu hồng quen thuộc. Không có muối diêm lạp xưởng sẽ có màu tái mét nhợt nhạt của thịt heo ôi, mà thực tế chỉ có thịt heo ôi mới dùng để làm lạp xưởng ! Không ai quá “ngu ngốc và phí phạm” mà dùng thịt heo không ôi để làm lạp xưởng, vì có ăn ngay đâu mà cần thịt tươi ?

Muối diêm là chất gây ung thư rất nguy-hiểmLạp xưởng không thể không sử dung muối diêm.

Yên Huỳnh chuyển tiếp