CHUYỆN KINH DỊ (5)

CHUYỆN ĐỜI LY KỲ CỦA

BÀ HOÀNG BỊ CHẶT ĐẨU

VÌ NGOẠI TÌNH

Hoàng hậu Anh Anne Boleyn nổi tiếng lịch sử khi trải qua nhiều sự kiện “kinh thiên động địa” khi làm vợ vua Henry VIII.

H1: Vua Henry VIII nổi tiếng với việc kết hôn với 6 người phụ nữ. Trong đó, mối tình với hoàng hậu Anh Anne Boleyn đáng chú ý nhất. Vào năm 1522, Boleyn trở về Anh sau khi đi học ở Brussels và Paris.

H2: Henri VIII gặp Anne Boleyn 15 tuổi khi ông đã 37 tuổi và vợ ông khi ấy là hoàng hậu Catherine 43 tuổi. Ngay từ lần đầu nhìn thấy Boleyn, nhà vua đã say mê nàng. Do xuất thân quý tộc, Anne Boleyn kiên quyết không nhận lời làm nhân tình của vua Henry và muốn có danh phận chính thức.

H3: Vào thời ấy, luật pháp của Thiên Chúa giáo không cho phép một người đàn ông được lấy hai vợ cũng như chưa có khái niệm ly hôn. Tuy nhiên, vì tình yêu cuồng si dành cho người yêu nhỏ bé, vua Henry VIII quyết định ly khai nhà thờ Anh ra khỏi Tòa Thánh La Mã.

H4: Nhà vua cũng phế truất Giáo hoàng Anh và tự lập riêng dòng Thiên chúa giáo Anh quốc, cho phép các cặp vợ chồng được quyền ly dị. Ngay lập tức, nhà vua ly dị hoàng hậu Catherine để kết hôn với Anne Boleyn.

H5: Sau khi lên ngôi, hoàng hậu Anne Boleyn sinh hạ một công chúa vào năm 1533 và đặt tên là Elisabeth (trong ảnh) – người sau này trở thành hoàng hậu Elisabeth I. H6: Tuy nhiên, do không sinh được con trai nối dõi nên hoàng hậu Anne Boleyn dần dần không còn được vua Henry VIII yêu say đắm như lúc đầu.

H7: Trong lúc hôn nhân rạn nứt, vua Henry VIII gặp gỡ và phải lòng Jane Seymour. Bi kịch xảy đến với hoàng hậu Anne Boleyn vào tháng 9/1534 khi bà hoàng này sinh ra một hài nhi chết yểu. H8: Khi ấy, tướng nội cung Thomas Cromwell đã trình lên vua Henry VIII những điều tra về việc hoàng hậu Anne Boleyn có mối quan hệ bất chính với các cận vệ nam. Vì vậy, hoàng hậu Anne Boleyn bị bắt giam và đưa đến tòa tháp London.

H9: Hoàng hậu Anne Boleyn bị khép vào 2 tội nặng là : Nói hỗn với vua, phạm đến uy tín của vua và thông dâm với quan hầu. Đến ngày 18/5/1536, tòa xử hoàng hậu Anne Boleyn bị chặt đầu, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 2 năm, 11 tháng, 21 ngày.  H10: Ngay ngày hôm sau chặt đầu người vợ thứ hai, vua Henry VIII cử hành hôn lễ với Jane Seymour và phong cho bà là hoàng hậu.

“SỞN DA GÀ”

NHỮNG HỒN MA NỮ

ĐÁNG SỢ NHẤT LỊCH SỬ

Một số hồn ma nữ khét tiếng gắn liền với những câu chuyện vô cùng quái dị, rùng rợn khiến không ít người sợ hãi.

1/- Anne Boleyn ; Sau khi vua Anh Henry VIII ly hôn với hoàng hậu đầu tiên, vị vua này đã cưới Anne Boleyn và lập bà làm vị hoàng hậu thứ hai năm 1533. Tuy nhiên, thời gian hôn nhân hạnh phúc của hoàng hậu Anne Boleyn với vua Henry VIII không kéo dài được bao lâu do vị hoàng hậu này không sinh được con trai nối dõi ngai vàng cho nhà vua.

Hôn nhân của hoàng hậu Anne Boleyn với vua Henry VIII bị rạn nứt. Cuối cùng, hoàng hậu Anne Boleyn bị chặt đầu tại Tháp London ngày 19/5/1536 do bị tố là ngoại tình, phản bội nhà vua. Kể từ đó, nhiều nhân chứng báo cáo đã nhìn thấy hồn ma nữ khét tiếng của vị hoàng hậu Anne Boleyn xấu số không chỉ ở Tháp London mà còn ở Lâu đài Hever, Blickling Hall, Giáo Hội Salle và Marwell Hall.

2/- Bloody Mary : Bóng ma Bloody Mary là một trong số những hồn ma nữ được nhiều người biết đến. Người ta truyền tai nhau rằng, nếu người nào muốn nhìn thấy bloody Mary thì đọc to tên của cô 3 lần khi đứng trước gương thì bóng ma này sẽ xuất hiện và giết chết người đó.

Ngoài giai thoại này, hồn ma Bloody Mary còn gắn liền với rất nhiều truyền thuyết. Trong đó có truyền thuyết miêu tả Bloody Mary là con ma nữ và có con bị sát hại dã man. Nó luôn luôn nhìn chằm chằm vào gương nên được gọi là ma gương. Một số truyền thuyết khác thì lại miêu tả Bloody Mary là một ma nữ tốt trong khi hầu hết quan điểm đều cho rằng cô là linh hồn xấu xa, độc ác.

Một số người khác thì lại tin rằng, Bloody Mary là một phù thủy bị đưa ra xét xử trong vụ xét xử phù thủy ở Salem khét tiếng. Nhưng cũng có những người khác cho cô là nạn nhân của một vụ giết người ghê rợn do một người lạ hoặc người yêu gây án.

Thậm chí, có người tin rằng Bloody Mary thực chất là Nữ hoàng Anh Mary I. Vị nữ hoàng này là người thực hiện cuộc đàn áp những người theo đạo Tin Lành. Theo thời gian, Bloody Mary trở thành một hồn ma đáng sợ, khiến nhiều người kinh hãi.

3/- Kuchisake-onna : Kuchisake-onna là một ma nữ đáng sợ ở Nhật Bản. Theo miêu tả, ma nữ này có phần miệng bị rạch tới tận mang tai. Những truyền thuyết về hồn ma nữ này xuất hiện vào cuối những năm 1970. Hồn ma nữ này thường lang thang vào mỗi buổi đêm xuống với khuôn mặt che kín mít.

Mỗi khi gặp trẻ con thì hồn ma này thường cất tiếng hỏi “Nhìn tôi có xinh đẹp không?” Nếu câu trả lời là có thì ma nữ sẽ bỏ mặt nạ ra và để lộ khuôn mặt và miệng rộng đến mang tai khiến trẻ em hoảng sợ, vội vã bỏ chạy. Còn nếu câu trả lời là không thì hồn ma Kuchisake-onna sẽ dùng kéo cắt miệng người đó. Do lo sợ hồn ma Kuchisake-onna trêu ghẹo nên nhiều trẻ em Nhật Bản thường đi học theo từng nhóm.

4/- Hồn ma không đầu : Hồn ma không đầu này vô cùng đáng sợ khi được miêu tả là linh hồn cô đơn và đi tìm kiếm chiếc đầu bị mất của mình. Một truyền thuyết cho rằng hồn ma này là của một nữ quý tộc người pháp được gửi đến Canada để theo học tại một tu viện. Tuy nhiên, bà đã có kết cục bi kịch khi bị một thợ săn sát hại một cách tàn nhẫn. Do thi thể không còn nguyên vẹn nên sau khi chết, hồn ma này đi khắp nơi tìm kiếm phần đầu bị mất.

5/- Hồn ma Quý bà trắng : Truyền thuyết về hồn ma Quý bà trắng (The White Lady) có ở nhiều quốc gia. Vào thời kì trung cổ ở Anh, hồn ma này được miêu tả là điềm báo của cái chết khi mỗi lần xuất hiện là sau đó sẽ có một người qua đời.

Còn tại Scotland, hồn ma Quý bà trắng được cho là của một cô gái trẻ tự sát bằng cách nhảy từ trên tòa tháp xuống. Trong khi đó, ở Philippines và Bồ Đào Nha, truyền thuyết về hồn ma này nói về một cô gái chết trẻ trong tai nạn giao thông. Thêm vào đó, hồn ma này còn xuất hiện trong hầu hết các lâu đài ở Vương Quốc Anh.

Lan Hương tổng hợp chuyển tiếp

XÃ HỘI DÂM LOẠN VÀ SỰ DIỆT VONG

CỦA 3 NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI

Trên thế giới đã từng tồn tại một số nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ. Bao gồm Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, La Mã cổ đại và Trung Hoa cổ đại… Trong đó, Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, La Mã cổ đại đã sớm bị diệt vong. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong ấy chính là dâm loạn.

Dưới đây là những ghi chép về sự dâm loạn và diệt vong của ba nền văn minh này:

1/- Dâm loạn và sự diệt vong của Babylon cổ đại : Babylon cổ đại được xây dựng vào khoảng hơn 3000 năm trước. Thời ấy, Babylon cổ đại là quốc gia có nền văn minh phát triển cao độ. Nhưng xét về mặt đạo đức, thì các quy phạm xã hội của thời ấy vô cùng kỳ quái và dâm loạn.

Theo ghi chép trong “Thánh kinh”, Babylon được miêu tả giống hệt như một khu vực dâm đãng. Babylon bị coi là điển hình tiêu biểu cho sự bại hoại về đạo đức nhân loại. Điều này một phần là do chế độ đặc thù trong nước tạo ra.

Theo Herodotus – nhà sử học người Hy Lạp ghi chép lại thì trong cuộc đời, mỗi một người phụ nữ Babylon đều phải đến miếu thờ thần Aphrodite làm gái mại dâm đền thánh, giao hợp với một số người đàn ông xa lạ. Nhưng những cô gái ở trong miếu này không bị người đời coi là kỹ nữ mà ngược lại còn được coi là thế nhân của thần thánh. Họ được coi là những người thay mặt nữ thần Aphrodite hành dâm trong miếu thờ.

Có ghi chép nói rằng, người Babylon có một phong tục, theo đó buộc mọi người phụ nữ phải ngồi trước đền thờ thần Aphrodite và quan hệ tình dục với những người xa lạ, bất kể người đó giàu nghèo ra sao. Sau đó, những người đàn ông sẽ đi qua để chọn bạn tình. Người phụ nữ không được phép về nhà khi chưa có người đàn ông nào chịu ném tiền vào trong vạt áo của cô ta và quan hệ với một người đàn ông nào đó bên ngoài đền thờ. Họ không được phép từ chối bất cứ người đàn ông nào bởi thế bị coi là tội ác.

Babylon ngoài việc có thánh kỹ ra còn có kỹ nữ chính thức. Cho dù là một cô gái bình thường thì tư tưởng tình dục cũng rất phóng khoáng. Thời ấy, quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng rất phổ biến, nhưng một khi đã kết hôn thì nhất định phải tuân thủ chế độ một vợ một chồng.

Hơn nữa, sau khi kết hôn phụ nữ phải thể hiện mình là người tuyệt đối chung thủy với chồng. Nếu người phụ nữ có chồng mà có quan hệ ngoài hôn nhân thì sẽ bị xử phạt, nặng thì bị xử chết. Thậm chí có học giả cho rằng, người Babylon mỗi ngày đều sống trong dâm dục, đàn ông mỗi ngày đều đến miếu thần tìm kỹ nữ hành dâm.

Bởi vì toàn xã hội đắm chìm trong bể dâm dục khiến cho người Babylon ở các giai tầng đều không còn quan tâm đến sự an nguy của đất nước, sự xâm chiếm của ngoại tộc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ dễ dàng bị người Ba Tư chiếm và dẫn tới bị diệt vong.

2/- Loạn luân và sự diệt vong của Ai Cập cổ đại : Một trong những nguyên nhân khiến Ai Cập cổ đại bị diệt vong cũng có liên quan đến sự dâm loạn. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại là nữ hoàng Cleopatra VII. Bà là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes.

Để giữ được ngôi vị, Cleopatra VII lần lượt kết hôn với hai người em trai cùng cha khác mẹ là Ptolemy XIII và Ptolemy XIV. Tuy nhiên, với các pharaoh thời ấy thì điều đó không bị coi là vô đạo đức. Sau khi kết hôn, bà lần lượt cùng hai người chồng của mình nắm quyền thống trị.

Cleopatra sống sót sau một cuộc đảo chính do các cận thần của Ptolemy XIII tiến hành. Bà lập được một liên minh với Gaius Julius Caesar củng cố ngôi vị. Trong một cuộc nội chiến giữa chính phủ và dân chúng, khi Julius Caesar đang giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân đội, thư viện Alexandria bị đốt cháy. Đây là một bảo tàng cổ của Ai Cập nơi các học giả từ khắp thế giới đến để nghiên cứu.

Cuộc chiến này, đặc biệt là việc đốt cháy thư viện Alexandria được coi là một trong những mất mát lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sau khi củng cố ngai vàng, bà Cleopatra trở thành người tình của Julius Caesar và hai người họ sinh được một người con.

Năm 44 TCN, Julius Caesar bị ám sát. Bà Cleopatra liên kết với Marcus Antonius để chống lại người kế vị Caesar, là Gaius Julius Caesar Octavianus (về sau được biết đến với tên gọi Augustus). Sau đó, bà đã sinh với Antonius hai người con. Con gái tên Cleopatra Selene II và con trai tên Alexander Helios. Sau này bà lấy Antonius và sinh thêm một cậu con trai khác là Ptolemy Philadelphus. Tổng cộng, Cleopatra có bốn người con, 3 với Antonius và 1 với Caesar. Khi sống với chồng là các em trai, bà không có con, không có người nối dõi.

Sau khi Antonius bị bại trận, bà Cleopatra và con trai ngoài giá thú với Caesar bị giết chết, những người con còn lại cũng phiêu bạt. Ai Cập cổ đại đi đến bị diệt vong.

3/- Dâm loạn và sự diệt vong của La Mã cổ đại : Đế quốc La Mã cổ đại đến thời kỳ bị diệt vong cũng là một xã hội dâm loạn. Một số nhà sử học cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Đế quốc La Mã cổ đại diệt vong là bởi vì toàn xã hội dâm loạn buông thả khiến cho dân số bị giảm thiểu, không còn sức chống lại sự xâm chiếm của ngoại tộc.

Theo ghi chép của nhà sử học Edward Gibbon, thời ấy ở La Mã có nhà tắm Caracalla chứa được 2300 người tắm cùng một lúc. Nam nữ tắm chung hỗn tạp, hành vi dâm loạn xảy ra nhiều vô kể.

Ngoài ra, thời ấy còn có nhiều lễ hội dâm loạn đến mức điên cuồng. Trong đó, có lễ hội tập trung đến 200.000 kỹ nữ đồng thời xuất hiện trên đường phố. Họ mang theo dụng cụ mô phỏng âm hộ và dương vật làm đạo cụ biểu diễn. La Mã không chỉ có lễ hội kỹ nữ mà còn có ngày hội đồng tính luyến ái. Thời ấy, đồng tính luyến ái được coi như một loại hình thức hôn nhân được bảo hộ.

Con gái của Hoàng đế La Mã từng tư thông với hơn một nửa số đàn ông làm việc ở Viện nguyên lão (tổ chức chính trị thời La Mã). Hơn nữa, vợ của những người đàn ông này cũng dâm loạn, đồi trụy. Xã hội phóng túng dâm đãng thành phong trào khiến bệnh tật xuất hiện nhiều, người ta cũng không còn tâm lý muốn sinh con nữa, dẫn đến khả năng sinh sản bị suy giảm.

Bởi vì khả năng sinh sản bị suy giảm dẫn đến dân số giảm sút. Theo số liệu ghi chép thời La Mã cổ, 35 vương gia sau khi kết hôn thì có đến hơn một nửa là không sinh con. Số vương phi còn lại mặc dù có mang thai nhưng khi sinh thì những đứa trẻ hoặc là bị chết hoặc là bị đần độn, rất ít trẻ khỏe mạnh. Điều này khiến cho Hoàng thất gần như không có con nối dõi.

Từ thế kỷ thứ nhất, tỷ lệ sinh sản ở La Mã bắt đầu giảm khiến cho dân số của đế quốc La Mã liên tục giảm. Đến thời kỳ cuối của đế quốc La Mã, dân số tự do của La Mã còn rất ít, nô lệ khởi nghĩa không ngừng, ngoại tộc cũng không ngừng xâm lược. Họ đã trở nên lười biếng và uỷ mị, giao phó nghĩa vụ bảo vệ Đế chế của họ cho bọn lính đánh thuê dã man.

Những lính đánh thuê man rợ này không chỉ có khả năng sinh sản cao, mà còn học được cách thức tổ chức quân đội của La Mã. Dần dần họ bắt đầu nắm được quyền chi phối quân đội quốc gia và trở thành lực lượng mà người La Mã không thể khống chế được. Sau năm 395 đế chế La Mã đã bắt đầu tách thành hai phần đông và tây. Đông La Mã tự thân phát triển, tây La Mã trở thành mục tiêu của Man tộc. Cuối cùng, Hoàng đế La Mã trở thành con rối của Man tộc. Đây cũng là thời kỳ bắt đầu đi đến sụp đổ của đế quốc La Mã.

Ngày nay, do ảnh hưởng của tư tưởng giải phóng tình dục khiến cho những hành vi suy đồi đạo đức như mại dâm, ngoại tình, tình một đêm, tình dục tập thể… xảy ra rất nhiều, thậm chí có cả loạn luân. Nếu điều này cứ tiếp tục thì xã hội của chúng ta sẽ ra sao ? (An Hòa dịch và t/h)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

LÝ GIẢI CÂU

“TRỜI ĐÁNH TRÁNH BỮA ĂN”

AI CŨNG NÓI NHƯNG ÍT NGƯỜI HIỂU CHUYỆN

Câu cửa miệng tưởng chừng chỉ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với bậc cha mẹ khi giáo dục trẻ nhỏ nhưng thực tế lại mang ý nghĩa bất ngờ. Người xưa thường nói: “Trời đánh tránh bữa ăn”, bắt nguồn từ câu “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Nhưng nguồn gốc ngọn ngành ra sao thì không ai biết cả.

Lôi Công vốn dĩ là một vị thần chuyên cai quản việc sấm sét nổ xuống nhân gian. Với thân hình vạm vỡ trông như một lực sĩ, ông khiến nhiều người khiếp sợ. Cùng thê tử của mình là bà Điện Mẫu một tiên nữ trông coi việc đánh sét, hai người thay phiên nhau cai quản mọi việc trên trời dưới đất. Tương truyền rằng, khi Điện Mẫu và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện sấm sét vang dội.

Trước kia, công việc đơn thuần của hai vị thần này chỉ là tạo ra sấm sét. Dần dần, trách nhiệm được nâng cao hơn. Dân chúng giao cho họ nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa, đó là trừng trị cái ác, tuyên dương điều thiện. Sấm sét lúc này có ý nghĩa thay trời hành đạo, trừng trị những kẻ ác, Đạo giáo cũng bởi vậy mà có cùng nhận thức với người xưa.

Sự tích câu nói “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người xưa kể lại, trong một gia đình có 3 người gồm bố mẹ đi làm ruộng và đứa con gái nhỏ ở nhà chuyên lo việc bếp núc. Như thường lệ, khi hai vợ chồng này đi làm, cô bé nấu cơm. Vì xót thương bố mẹ làm lụng vất vả, cô nhường cơm trắng cho họ ăn, còn mình chỉ gạn nước cơm uống. Tuy nhiên, cô vừa mới uống xong, thì ngoài kia bầu trời xuất hiện tia chớp, lôi cô bé ra quỳ ở ngoài sân. Vì hiểu lầm người con gái không có lương tâm nên Lôi Công quyết định xử phạt.

Cha mẹ đi làm về nhìn thấy cảnh tượng cô con gái quỳ dưới đất, chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Bỗng đâu từ trời rơi xuống tờ giấy ghi rằng đứa con này không có lương tâm, đã uống lén nước cơm gạo. Vì vậy mà trời truyền thư xuống bảo đợi đến trưa sẽ xử phạt.

Sau khi nghe con gái kể lại sự tình, cha mẹ liền hiểu tấm lòng hiếu thảo của con. Nhưng vì vì thiên mệnh không thể làm trái nên chỉ có thể lẳng lặng chờ đợi. Ba người họ cùng nhau ăn bữa cuối, người cha quá thương con gái nên nhường cơm cho cô ăn. Trời đất bỗng nhiên tối sầm lại, ngỡ rằng thời khắc định mệnh đã đến, một tờ giấy bay đến chỗ cả nhà đang dùng bữa khiến mọi người bất ngờ. Trên đó nói rằng bởi vì thời gian ăn cơm trùng với thời gian xử phạt, nay đã qua giờ xử phạt. Lôi Công không đánh người đang ăn cơm, vì vậy cô gái trẻ được tha mạng.

Dù đây chỉ là một cái cớ, để “chuộc” lại sự hiểu lầm của thiên đình dành cho cô gái, nhưng cũng phần nào nói lên sự công bằng của Lôi Công. Ông trời luôn có thể nhìn thấy mọi thiện niệm hay ác niệm xuất từ tâm con người. Mặt khác, cha mẹ trong câu chuyện, khi nhận được văn tự từ trời, không lập tức quát mắng con cái, mà phải hỏi lại con cặn kẽ đầu đuôi, hiểu rằng con gái bị oan, cũng càng thương con hơn.

Thực tế cho thấy, con người nên thoải mái nhất khi thưởng thức bữa ăn của mình, những công việc bồn bề nên gác lại để việc ăn uống được tốt hơn kéo theo sức lực cũng dồi dào hơn. Có sức khỏe mới có thể giải quyết được những rắc rối của cuộc sống, nên câu “Trời đánh tránh bữa ăn” cũng là một lời khuyên về sức khỏe. Bên cạnh đó, người Việt vốn rất coi trọng bữa cơm gia đình, những việc không hay đem ra nói trong bữa cơm sẽ phá hỏng không khí ấm cúng, sum họp của mọi người và thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của các thành viên. Những lúc như vậy, câu cửa miệng “Trời đánh tránh bữa ăn” ngụ ý nhắc nhở ai cũng nên kiềm chế lại, tránh nói ra những điều không hay trong bữa ăn, vốn là thời gian cả gia đình nên vui vẻ, tận hưởng cùng nhau. (Bảo Vi theo the thao van hoa)

Phan Tất Đại chuyển tiếp