CHUYỆN XÃ HỘI (15)

“CÔ BÉ LỌ LEM” PHIÊN BẢN GIÀ:

60 TUỔI VẪN KIẾM ĐƯỢC

CHỒNG GIÀU NỨT ĐỐ ĐỔ VÁCH

Một phụ nữ Thái Lan 60 tuổi đã khiến cho bao cô gái trẻ phải khóc nấc vì ghen tị khi “lột xác từ Lọ Lem thành bà hoàng” nhờ lấy được chồng là đại gia Dubai.

Chắc hẳn có không ít các cô gái luôn thầm ngưỡng mộ và ước ao được như cô bé Lọ Lem, tìm cho mình một chàng Hoàng tử rồi sống trong nhung lụa đến hết cuộc đời. Và người phụ nữ Thái Lan dưới đây đã biến ước mơ đó thành sự thực khi trở thành vợ thứ 5 của một vị đại gia Dubai giàu nứt đố đổ vách. Chỉ có điều, “cô bé Lọ Lem” thời hiện đại này chênh lệch tuổi tác khá nhiều so với phiên bản gốc và phải chung sống với 4 người vợ khác của chồng.

Bà Muna, 60 tuổi là một người Thái Lan chính gốc. Cách đây 3 năm, bà kết hôn với một người đàn ông Dubai và nhanh chóng trở thành “bà hoàng” nhờ khối gia sản kếch xù của chồng.

Bà Muna từ một bà chủ công ty du lịch đã từng qua “1 lần đò” bỗng chốc biến thành một nàng “Công chúa nhỏ” với cuộc sống giàu sang, chẳng bao giờ phải lo nghĩ về kinh tế. Ước tính tiền tiêu vặt hàng tháng của bà là từ 10 triệu AED (tương đương 62 tỷ đồng) trở lên.

Được biết, bà Muna quen biết chồng khi ông này đến Thái Lan du lịch. 2 người nói chuyện rất hợp và thường xuyên “nấu cháo” điện thoại quốc tế suốt 4-5 năm trời trước khi chính thức về chung một nhà.

Sau khi kết hôn, bà Muna mới biết chồng mình là 1 trong 5 tỷ phú giàu có nhất Dubai với số tài sản kếch xù tiêu mãi không hết. Ngôi biệt thự mà vợ chồng “Lọ Lem phiên bản cao tuổi” đang ở rộng và đẹp như Hoàng cung, trong nhà có tới 16 người hầu kẻ hạ luôn túc trực để làm nhiệm vụ bất kể ngày đêm… Cuộc sống hiện tại khiến bà Muna có cảm giác bản thân vừa được bà tiên hiện ra ban cho phép màu.

Bà Muna chia sẻ, ban đầu bà không quen với cuộc sống được “phục vụ tới tận răng”, vốn ngoại ngữ của bà lại không tốt, hơn nữa còn bị áp lực phải sống chung với 4 người vợ khác của chồng… Thế nhưng, nhờ có tình yêu và sự chiều chuộng của chồng, bà Muna đã nhanh chóng thích nghi với cuộc sống xa hoa tại Dubai.

Hiện tại, công việc mỗi ngày của bà Muna là ăn mặc, trang điểm thật đẹp, rồi đi mua sắm, dạo phố, spa và tham dự các kiểu tiệc tùng dành cho giới thượng lưu… Bà cho biết sẽ cực lực phản đối nếu chồng có ý định lấy thêm người vợ thứ 6, thậm chí sẽ đề nghị ly hôn nếu chồng kiên quyết cưới thêm vợ mới.

Mỹ Nhàn chuyển tiếp

TAXI SÀI GÒN XƯA

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Khi ấy, người dân Sài Gòn vẫn quen miệng gọi là xe “cóc” hoặc “con bọ”.., tôi có vài người bạn là dân gốc Sài Gòn “chính hiệu” cho biết : “Đến giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của chiếc taxi cóc có màu xanh dương và màu vàng kem.

H1: Những năm 1960 – 1970 đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe này, ngày đó những người dân cho dù giàu hay nghèo vẫn bình đẳng đi phương tiện này và không bao giờ phân biệt giàu nghèo như nay. Sau năm 75 những chiếc taxi này hầu như bị “tuyệt chủng” không còn xuất hiện trên đường nữa”.

H2: Một nét văn minh khi đi trên những chiếc Taxi Sài Gòn xưa trước 75 hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền “Không bỏ rác xuống đường” để giữ đường phố sạch đẹp, không biết có ai còn nhớ không ta ?

Mới đây trong vài lần đi ngao du lòng vòng Sài Gòn có thấy một anh tên Hòa năm nay cũng đã 65 tuổi, anh là một người Sài Gòn chính gốc một tài xế taxi trước 75 chia sẻ : “Tôi lái taxi lúc đó 21 tuổi, cũng vào những năm tháng huy hoàng cuối cùng của những chiếc xe taxi con cóc, lúc đó, bến Bạch Đằng là điểm đậu rất nhiều taxi.

H3: Thời đó taxi không được trang bị bộ đàm, không có tổng đài như bây giờ, nên phải chạy lòng vòng để đón khách, hằng đêm, chúng tôi hay đậu xe gần các rạp hát cải lương để đón khách, những chiếc taxi thời kỳ này đa phần là nhập từ Pháp về Sài Gòn, sau đó được đăng ký và cấp phát số hiệu. Số hiệu được in lớn hai bên cửa, khách muốn đi taxi phải ra đường chờ xe chạy ngang qua rồi vẫy tay để gọi, hoặc ra tận những nơi đậu xe. Đi taxi thời bấy giờ chỉ tính tiền km, không tính tiền chờ như hiện nay”, anh Hòa kể lại”

1/. Gặp lại chiếc TAXI còn sót lại

Taxi “con cóc” thời đó đặc trưng nhất là những chiếc xe mang tên Renault 4CV, do Pháp sản xuất đại trà từ năm 1947 và những hình dưới đây là chiếc Renault 4CV mang số hiệu Taxi – 1541, một trong số ít những chiếc taxi còn sót lại tại Sài Gòn và đang được phục chế sau hơn 40 năm “mất tích”, theo một thợ chuyên phục chế lại xe cũ, sau một thời gian bị lãng quên, hiện nay một số chiếc taxi xưa đang được phục hồi nguyên trạng, để phục vụ du lịch và dành cho những người muốn tìm lại chút hoài niệm về Sài Gòn xưa.

Một nhà sưu tầm đồ cổ đã tìm và phục dựng thành công chiếc taxi Renault 4CV này. Anh cho biết sẽ đưa chiếc xe đến những địa điểm mà nó đã từng đậu và đón khách, cũng theo anh, chiếc taxi xưa hiện anh đang sở hữu được người bán lại cho biết, nó được cấp lại biển số sau giải phóng..

H4: Taxi “con cóc” thời đó đặc trưng nhất là những chiếc xe mang tên Renault 4CV, do Pháp sản xuất đại trà từ năm 1947. Đây là chiếc Renault 4CV mang số hiệu Taxi – 1541, một trong số ít những chiếc taxi còn sót lại tại Sài Gòn và đang được phục chế sau hơn 30 năm “mất tích”.

H5: Theo một thợ chuyên phục chế lại xe cũ, sau một thời gian bị lãng quên, hiện nay một số chiếc taxi xưa đang được phục hồi nguyên trạng, để phục vụ du lịch và dành cho những người muốn tìm lại chút hoài niệm về Sài Gòn xưa.

2/. Những tính năng Taxi con cóc trước 75

H6: Đồng hồ tính tiền, đây là một loại đồng hồ cơ học cũng sản xuất từ Pháp, được trang bị trên taxi thời đó hiện vẫn còn nguyên vẹn trên chiếc xe đang được phục chế, một nét văn minh Sài Gòn xưa, hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền “Không bỏ rác xuống đường” để giữ đường phố sạch đẹp, thời đó, chủ nhân của xe được khắc tên, địa chỉ lên một tấm bảng gắn trên xe. Chiếc xe này thuộc về người chủ tên Nguyễn Thị Mười, ngụ đường Lê Văn Duyệt xưa (Cách Mạng Tháng Tám) nay..

H7: Thời đó, chủ nhân của xe được khắc tên, địa chỉ lên một tấm bảng gắn trên xe. Chiếc xe này thuộc về người chủ tên Nguyễn Thị Mười, đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình.

Yên Huỳnh chuyển tiếp

PHỞ GÀ HÀ NỘI CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

MÀ ĐÔNG KHÁCH XẾP HÀNG ?

Một món ăn quen thuộc và cũng là món khoái khẩu của người dân Thủ đô: Phở gà! Các tín đồ của món ăn này sẵn sàng tìm vào tận những hang cùng, ngõ hẻm để thỏa mãn cơn thèm.

Phở gà là món ăn quen thuộc, dễ bắt gặp tại bất cứ khu vực nào ở Hà Nội với mức giá vừa phải. Cũng ở Thủ đô, chuyện hàng quán lẩn khuất trong ngõ hẻm, khu tập thể cũ kỹ không còn là chuyện hiếm gặp.Sâu trong những ngóc ngách ấy, đôi khi lại là một hàng quán đã tồn tại tới ba thế hệ, tuổi đời ngót nghét mấy chục năm.

Phở gà có sức sống lâu dài đến mức không cần phải có một địa thế đẹp ở mặt đường, ngay cả khi những quán ăn này len vào từng ngõ hẻm, khách khứa vẫn nườm nượp.

Đặc điểm chung của những quán ăn ấy là chúng được thiết kế đơn giản, tuềnh toàng với vài ba chiếc ghế, bàn nhựa, muốn ngồi ăn, khách phải gửi xe ở xa tít và chịu đựng phong cách phục vụ đôi khi không được tốt lắm.

Số lượng quán phở gà lâu năm, nổi danh trong ngõ khá nhiều. Chúng ta có thể kể ra vài cái tên như phở gà ban đêm trên ngõ Hàng Chỉ, quán phở nổi danh trong con phố nhỏ yên tĩnh Nam Ngư, hàng phở gia truyền 3 đời ở đoạn giao cắt Đỗ Hạnh – Yết Kiêu, hay quán phở trong phố chợ Hàng Bè, phố Yên Ninh, ngõ Chợ Khâm Thiên, Văn Chương… đều rất ngon.

Ngoài ra nếu đi suốt một dọc phố, dù phố nhỏ và hẹp, dù bạn đang đứng ở quận nào, phường nào, cũng dễ dàng bắt gặp một quán phở gà bán vào lúc sáng sớm hoặc đêm muộn. Giá bán thường dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng/bát nhưng cũng có khi vọt lên tới cả trăm nghìn đồng. Chẳng hạn như tại hàng phở nổi tiếng ở Yên Ninh, chuyện đi ăn sáng hết cả 100 nghìn là điều bình thường, được khá nhiều người biết tới.

Tại một quán phở, miến gà trộn trong ngõ nhỏ trên phố Hàng Đào, dù không quá nổi danh nhưng cũng đã tồn tại tới hơn chục năm.Quán nhỏ chỉ chừng hơn chục m2 nhưng khách ra vào tấp nập, nhất là khung giờ cao điểm buổi trưa. Chị Ánh (chủ quán) nhẩm tính, mỗi ngày quán ăn nhỏ của mình, trong vòng 4-5 tiếng tiêu thụ hết khoảng 30 con gà, trọng lượng cỡ 60 – 70 kg cùng số lượng khách lên tới vài trăm người. Ngoài phục vụ tại chỗ, chị còn nhận khá nhiều đơn hàng ship đi quanh khu vực phố cổ.

Hay ở một hàng phở gà gia truyền khác trên phố Đỗ Hành giao cắt với Yết Kiêu, mấy chục năm qua đều thường xuyên xảy ra cảnh “cháy hàng”. Anh Trung (43 tuổi, chủ quán) cho biết, cửa hàng gia đình anh mở cửa từ lúc 4h sáng, đông nhất bắt đầu từ 7h đến 9h và chỉ bán đến khoảng 10h30 là hết đồ với số lượng khách có khi lên tới 300-400 người. Những con số đó, so với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, diện tích chật hẹp như ở các quán kể trên thì có lẽ, vẫn luôn là điều đáng mơ ước đối với nhiều hàng quán bình dân trong ngõ.

Ở hàng phở gà trên ngõ Hàng Chỉ, chị Dung (chủ quán) cũng tâm sự : “Quán nhà mình bé xíu, sâu trong ngõ nhỏ đã nhiều năm nhưng cũng đông khách lắm, chủ yếu là khách quen. Có lần, cả một đoàn xe du lịch gần 100 người từ Sài Gòn ra thăm Hà Nội cũng đặt chỗ để đến đây ăn phở gà. Điều đó làm mình rất tự hào”.

Chị Dung vui vẻ cho biết, trước kia ở khu vực Hàng Hòm – Hàng Chỉ, chị là người đầu tiên đứng ra mở quán phở gà. Bây giờ ở ngoài phố lớn, nhiều hàng phở gà mọc lên như nấm với quy mô hoành tráng, chất lượng phục vụ có thể nhanh gọn hơn nhưng để ăn một bát phở ngon, giá cả hợp lý, nhiều người vẫn tìm đến quán cũ của chị.

“Đối với phở gà, đâu phải cứ kinh doanh mặt phố lớn mới làm ăn nổi. Bao năm qua mình vẫn bán trong ngõ mà “sợt” trên google vẫn thấy có tên tuổi đó thôi”, chị Dung cười.

Khúc biến tấu đa dạng của phở gà

Thật khó để lý giải trọn vẹn sức hấp dẫn của phở gà nhưng theo nhiều chủ quán bán loại đồ ăn này thì phở gà là món bình dân, được xếp vào dòng quà sáng hay đồ ăn phụ ban đêm. Quán bình dân trong ngõ tuy hơi chật chội nhưng bù lại không gian yên tĩnh, giá cả phải chăng nên để tiết kiệm thời gian, công sức, thực khách đôi khi vẫn thường ưu tiên lựa chọn chúng.

“Phở gà ở Hà Nội tuy nhiều nhưng không phải quán nào cũng ngon. Vì thế, khách hàng không phải ai cũng mạo hiểm, liều mình thưởng thức đồ ăn ở những quán họ chưa thử bao giờ. Đó có lẽ là lý do vì sao phở gà ở trong ngõ hẻm, tập thể cũ vẫn được nhiều người biết tới”, chị Ánh chia sẻ.

Ngoài những lý do kể trên thì một điểm không thể bỏ qua đó là có nhiều loại gà để chọn lựa như phở đùi, phở lườn, phao câu, phở đầu cánh hay tràng trứng non…Thịt làm phở gà có thể xé phay hoặc chặt nguyên miếng, có thể thêm tiết hay lục phủ ngũ tạng hoặc chỉ gồm mình bánh phở, thịt, rau gia vị và nước dùng.

Tương tự như thế, nước dùng cũng được chia ra thành loại béo hoặc không béo, rau cỏ thêm vào có thể là hành tây hoặc chỉ toàn rau mùi, hành lá.Bánh phở có thể biến tấu thành bún, miến hay bánh đa.Một số quán phở gà còn cho thêm giò, mọc hay măng khô để nguyên liệu được phong phú hơn.

 Đặc biệt, phở gà còn có thêm phở gà trộn rất thích hợp cho những ngày nóng nực. Miếng thịt gà được xé phay, tẩm ướp gia vị ăn kèm với phở hoặc miến trụng qua nước dùng, thêm các loại rau xanh, giá đỗ cho đỡ ngán.

Ngoài ra, hầu hết quán phở gà đều ít khi chỉ bán mỗi phở gà. Có quán bán thêm chân gà luộc chấm muối ớt, có quán bán chân, cánh gá, sụn gà rang muối hoặc có quán lại bán cháo, xôi gà hoặc thịt gà luộc, gà trộn, nộm gà cho khách hàng có nhu cầu.

Thế nên, nói là đi ăn phở gà nhưng thường thường, thực khách cũng có vô vàn lựa chọn khác nhau. Một món ăn bình dân, ngỡ đã quen thuộc như phở gà, khi tìm hiểu kỹ mới thấy lại ẩn chứa sức hấp dẫn lớn đến vậy. Nó khiến người ta đôi khi phải chịu ăn đắt hoặc chui vào hang cùng ngõ hẻm nhưng về số lượng lựa chọn, hương vị món ăn… chắc chắn từ lâu đã làm thỏa mãn rất nhiều thế hệ thực khách Hà Nội. (theo Thời đại)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

LƯU Ý KHI MANG CƠM ĐI LÀM

HÃY NÉ NGAY 4 ĐIỀU NÀY

SẼ RƯỚC HỌA VÀO THÂN

Nếu bạn thường xuyên mang cơm đến chỗ làm, đi học hoặc hoặc chuẩn bị sẵn cho người thân thì cần nhớ ngay 4 điều này kẻo gây hại cho sức khoẻ.Huy Khôi –

Nhiều người nghĩ mang cơm theo đi làm vừa sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng lại tiết kiệm chi chí… nhưng nếu không nắm rõ nguyên tắc y tế khi mang cơm đi làm thì thậm chí hộp cơm của chúng ta còn “bẩn”, nguy hiểm và độc hơn nhiều so với các món ăn đường phố ngoài kia. Dưới đây là 4 sai lầm bạn cần phải lưu ý khi mang cơm hộp đi học hay đi làm để tránh gây hại cho sức khoẻ:

1/- Cho cơm vào hộp ngay sau khi nấu xong : Rất nhiều người thường xuyên mắc phải lỗi này bởi sự bận rộn không cho phép chúng ta có nhiều thời gian đợi cho cơm nguội hẳn mới cho vào hộp. Cho cơm nóng vào hộp và đóng kín nắp sẽ khiến hơi nước tích tụ và tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc “đóng quân” ở bên trong.

Trong quá trình di chuyển cả một đoạn đường rất xa, các vi khuẩn này được dịp “quậy banh” hộp cơm của bạn khiến chúng dễ ôi thiu, chảy nhớt và bốc mùi hơn bao giờ hết. Đến trưa khi ăn vào, bạn đã hiển nhiên “rước” hàng tá các căn bệnh nguy hiểm vào người trong đó có tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và cả ung thư nữa đấy.

2/- Dùng những chiếc hộp nhựa gọn nhẹ : Những loại hộp này thường là hộp ăn liền ở các quán ăn mà bạn đã mua trước đó. Vì tiết kiệm nên không ít người tận dụng để dùng lại. Tính chất vật lý – hóa học của những chiếc hộp này vốn đã không được an toàn vì chứa các thành phần dễ biến đổi tạo ra các phản ứng gây hại.

Bên cạnh đó, những loại hộp này thường được làm từ nhựa tái chế, khả năng chịu nhiệt thấp nên khi cho thức ăn nóng vào chúng sẽ gây nóng chảy và phát sinh các chất hóa học cực độc. Đây là nguyên nhân gây ung thư, viêm màng não, nhiễm độc cấp tính…

Các tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo không được dùng túi ni lông hoặc hộp nhựa để đựng thức ăn, đặc biệt khi thực phẩm có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn nên dùng hộp thủy tinh chuyên dụng, hộp sứ, silicone hoặc nhựa chịu nhiệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3/- Thức ăn nhiều nước và dầu mỡ : Món canh không thể thiếu trong mỗi bữa cơm, đặc biệt là các món “mỡ màng” như sườn nấu rau củ, chân giò hầm… Những món này xét về mặt dinh dưỡng thì rất tốt nhưng khi vận chuyển chúng trong một quãng đường nhất định thì lại gây ra những hệ lụy khó lường.

Theo đó, thức ăn nhiều nước, trên mặt có nhiều váng mỡ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và mầm bệnh trú ẩn. Có thể lúc mới nấu xong, chúng rất an toàn nhưng vì đựng trong hộp kín, lại chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài nên các loại vi khuẩn có dịp sinh sôi mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. Bạn cứ thử để ý mà xem, các món canh có nhiều nước và dầu mỡ sẽ dễ bốc mùi ôi thiu hơn các món kho, rán rất nhiều. Đó chính là lí do bạn cần hạn chế mang theo những món như thế này, trừ khi nơi bạn làm có tủ lạnh để tiện lưu trữ.

4/- Đựng đồ ăn cùng với cơm : Nhiều người để tiết kiệm diện tích của hộp cũng như gia tăng tính gọn lẹ cho các bữa ăn di động mà kết hợp đựng thức ăn chung với cơm trắng. Chúng ta vẫn nghĩ, đồ ăn thì mới nấu, cơm cũng còn nóng lại bảo quản có nửa buổi nên không lo bị ôi thiu. Tuy nhiên, lầm to rồi đấy nhé !

Bản thân cơm là một loại thực phẩm rất dễ ôi thiu và nhạy cảm với môi trường bên ngoài.Cơm trắng nếu để ở nhiệt độ thường trong vòng 5 tiếng đã phát sinh tình trạng nhớt, có mùi chua thiu. Đặc biệt, khi cho chung đồ ăn với cơm càng dễ khiến cho hộp cơm trưa của bạn nhanh hư hỏng và sinh mùi. Điều đó đặc biệt nghiêm trọng nếu hộp cơm của bạn có các món kho (hâm đi hâm lại nhiều lần) hoặc món rau xào lỏng bỏng nước vì chúng giúp vi khuẩn, tụ cầu và mầm bệnh chết người phát sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Mang cơm tự chế biến theo dùng là một việc làm cần thiết trong tình trạng thực phẩm bẩn diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, đã mang thì phải mang sao cho đúng và khoa học để tránh gây tác dụng ngược lên những bữa ăn đầy dinh dưỡng.

Thực tế, các căn bệnh hiểm nghèo vẫn ẩn chứa trong những hộp cơm mà chúng ta tự hào là nhà làm, sạch sẽ, tiêu chuẩn… Nếu đã cẩn thận thì bạn nên cẩn thận cho trót để mỗi bữa ăn di động đều thơm ngon, an toàn và bổ dưỡng theo đúng nghĩa của nó nhé ! (theo the thao van hoa)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này