SỰ KIỆN QUANH TA (3)

logo-su-kien-2

biaDẠ TIỆC TÂN NIÊN

LIÊN TRƯỜNG

2017 TẠI SYDNEY

– Phóng viên Gạch Nối

“Kính thưa quý vị, hàng năm cứ vào cuối tháng hai, cuối tháng hai chứ không phải cuối thu nha quý vị, khi lá ngoài đường rụng nhiều, thì chúng ta lại cùng nhau họp mặt ở đây…..” Tiếng người MC duyên dáng mượn câu văn của Thanh Tịnh trong bài “Tôi Đi Học” để bắt đầu buổi dạ tiệc Tân Niên Họp Mặt 2017.

Đúng vậy, cứ mỗi năm, vào cuối thu. Thanh Tịnh nhìn lá rơi lại nhớ lần đầu ông đi học. Còn chúng tôi, cứ sau Tết Nguyên Đán khoảng 3, 4 tuần, thường là vào cuối tháng hai thì 8 hội ái hữu các cựu học sinh tại Sydney lại cùng nhau tổ chức dạ tiệc “Tân Niên Họp Mặt” để nhớ lại một thời đẹp nhất của mỗi người: thời trung học.

Năm nay Hội Ái Hữu Trưng Vương và Hội Ái Hữu Trường Bưởi Chu Văn An là hai đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức. Các hội còn lại là Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký, Hội Ái Hữu Trường nữ Trung Học Gia Long, Hội Nguyễn Đình Chiểu 10-lien-truong-1– Lê Ngọc Hân, Hội Ái Hữu trường Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Điểm & Đồng Hương Cần Thơ, Hội Ái Hữu Hồ Ngọc Cẩn và Hội Ái Hữu Hoàng Diệu.

Sau lễ chào cờ và phút mặc niệm, 8 hội đoàn được lần lượt xướng danh và vài đại diện cùng với Hội Trưởng lên sân khấu như một cuộc diễu hành nho nhỏ tạm gọi là một “mini parade”. Đây là tiết mục mới của năm nay nên mọi người rất chú ý. Không khí càng sinh động hơn khi giọng trầm ấm của MC giới thiệu sơ lược lịch sử cùng với một đoạn nhạc hiệu của trường đang diễn hành. Cựu Giáo Sư và học sinh của tất cả 10 trường vừa hãnh diện vừa xúc động khi nghe nhắc đến niềm tự hào luôn tiềm ẩn trong lòng về ngôi trường thân yêu của mình.

Trong khi đó các thực khách khác cũng không kém phần thú vị biết được thêm về nền giáo dục đầy tính nhân bản, dân tộc và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, từ Bến Hải đến Cà Mau. Hội Ái Hữu Petrus Ký năm nay vắng mặt Hội Trưởng Tạ Lộc Phước nên Thư Ký Trần Thạnh và hai anh Nguyễn văn Phúc và Nguyễn văn Long được cử lên tham gia đoàn diễu hành. Nhìn các anh bước đều trên sân khấu trong điệu nhạc bài “Petrus Ký Hành Khúc” mà nhớ lại những lần đi diễn hành trong các buổi lễ lớn của Miền Nam khi xưa…

Phần nghi thức được kết thúc bởi hai diễn văn chào mừng Thầy Cô, quan khách và các đồng môn của hai vị Hội Trưởng của Hội Ái Hữu Trưng Vương và Trường Bưởi Chu Văn An. 10-lien-truong-2Và sau đó là lễ trao cờ luân lưu cho 3 hội sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc tổ chức dạ tiệc Tân Niên Họp Mặt 2018. Đó là các hội Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Điểm và Đồng Hương Cần Thơ, hội Hoàng Diệu và Hội Hồ Ngọc Cẩn.

Văn nghệ gồm hai phần chính : Phần một do 8 hội trong Liên Trường lần lượt trình diễn, được mở đầu và kết thúc bởi hai hoạt cảnh do toàn thể Liên Trường đồng diễn. Phần hai dành cho các thân hữu và khách dự tiệc biểu diễn.  Xin đừng nghĩ vì diễn viên là các học sinh của hơn 40 năm trước mà phần biểu diễn của họ không hấp dẫn.

Ngược lại, thời gian có làm màu tóc họ phai úa, màu má họ kém tươi, nhưng tấm lòng và hoài niệm của họ về quê hương, về ngôi trường và kỷ niệm xưa lại càng dạt dào thêm lên. Và điều đó đã làm cho tiếng hát của họ tình cảm hơn, điệu múa sống động hơn. Không phải chỉ mình khối óc được thưởng thức cái hay mà cả con tim của khán giả cũng hòa theo từng lời ca đầy dư âm của một Miền Nam an vui hạnh phúc, run theo từng điệu múa chứa đầy bản sắc dân tộc và sắc màu quê hương.

Chỉ những ai đã từng được sống trong đất trời tự do ở Miền Nam với những con người lịch sự và nhân hậu thì mới hiểu được ý nghĩa sâu sắc thâm thúy của khẩu hiệu được treo trong dạ tiệc hàng năm “Tân Niên Họp Mặt các trường Trung Học từ Bến Hải đến Cà Mau trước năm 1975”.

Âm hưởng của mùa xuân quê hương được gợi lại thật hoàn hảo trong hoạt cảnh mở đầu “Xuân Nghệ Sĩ”. Các ca sĩ của 8 hội đoàn trong Liên Trường cùng biểu diễn “Xuân tươi Xuân vui Xuân đẹp trong ý thơ đẹp trong tiếng ca đẹp trong sắc muôn ngàn hoa. 10-lien-truong-3Xuân về Ta chào Xuân khắp nơi chào xuân thắm tươi…”.

Thầy Bùi Vĩnh Lập, cựu Hiệu Trưởng Trường Petrus Trương Vĩnh Ký cười rạng rỡ khi nhận thấy có các nàng dâu của Petrus Ký cũng góp cao giọng nữ trong nhạc cảnh này. Anh Webmaster Trương Minh Công với chiếc iphone hiện đại nhất thay cho máy ảnh, bấm lia lịa các pha độc đáo để làm tài liệu. Phần Petrus Ký có 6 bàn khách tham dự, không bàn nào thoát khỏi tay anh web master. Đặc biệt vì Hội Petrus Ký được hân hạnh mời MC Ngọc Hân ngồi bàn của Hội nên bàn của chị được Web Master chiếu cố tận tình.

Các nàng Gia Long duyên dáng với những chiếc áo bà bà với màu sắc rực rỡ trong nhạc phẩm về miền tây phì nhiêu “Hành Trình Trên Đất Phù Sa” . Các chị Trưng Vương phối hợp với Chu Văn An “Ghé Bến Sài Gòn”. Còn các anh Hồ Ngọc Cẩn thì sống động trong “Du Xuân” với đầy đủ 3 giọng Nam Trung Bắc của ban AVT ngày xưa.

Petrus Ký không kém: bằng giọng ngọt ngào êm ái, nàng dâu Thệ Anh kể lể “Tâm Sự Ngày Xuân” trong thời chinh chiến của Hoài An “Tôi đón xuân giữa lúc còn chiến chinh. Chúc mừng xuân bên ly rượu hành trình”. Nguyễn Đình Chiểu – Lê Ngọc Hân với bài thơ phổ nhạc “Hương Đồng Gió Nội”, Hoàng Diệu với “Khúc Thụy Du” thơ Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng, thì Petrus ký đáp lại “Tuổi 13” thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên nhắc lại một thời thơ nhạc của tuổi học trò.

Có một sự cố vui vui tô đậm “duyên tình Petrus Ký – Gia Long”: Khi MC giới thiệu Thanh Bình hát “Tuổi 13” cho hội Petrus Ký 10-lien-truong-4thì có nhiều tiếng phản đối từ bên các bàn Gia Long “Thanh Bình hát cho Gia Long”. MC vờ lúng túng nhờ Petrus Ký trả lời. Để giảng hòa Thanh Bình cho biết mình là Gia Long mà cũng là dâu Petrus Ký, vì vậy hát cho bên nào cũng đúng cả. Nhìn kỹ lại trong hội ở Sydney có tất cả 10 cặp Petrus Ký – Gia Long. Một con số không nhỏ.

Tiết mục thứ 18, cũng là tiết mục cuối của phần một, như thường lệ cũng do 8 hội trong Liên Trường cùng đảm nhận. Tiết mục này, đã thành một tiền lệ, phải là một bài về lịch sử hào hùng Việt Nam. Năm nay nhạc cảnh “Hòn Vọng Phu I” được dàn dựng. Các ca sĩ đại diện 8 hội đều có mặt trên sân khấu để cùng tiễn chinh phu. Và dĩ nhiên là có cả các cựu học sinh Petrus Ký cùng các nàng dâu cất cao lời hát.

Dưới sàn nhảy, hoạt cảnh luyện kiếm chuẩn bị ra sa trường được “Đại Tướng” Đăng Lan, một Gia Long và cũng là nàng dâu tài năng của Petrus Ký, cùng các binh sĩ Dương Đình Học (Hội Trường Bưởi – Chu Văn An) và phu nhân, Hội Trưởng Ngô Ánh Tuyết của Trưng Vương… biểu diễn những đường gươm như rồng bay phượng múa.

Đó là những bài múa kiếm thật trong khoa võ dưỡng sinh mà các anh chị đã dày công tập luyện. Các chị thật đẹp trai trong vai các tiểu tướng, còn các anh là những quân sĩ nhanh nhẹn, gọn gàng. “Tướng Quân” Đăng Lan đã khiến nhiều nữ khách thắc mắc: tìm đâu được đấng mày râu vừa đẹp trai vừa dũng mãnh thế này. Thế là các chị xúm nhau lên chụp hình với tướng quân độc đáo, 10-lien-truong-5khiến tướng quân không kịp thay y trang, để nguyên hàm râu xồm lên hát “Đố Ai” trong phần hai của chương trình văn nghệ.

Văn nghệ phần hai cũng sôi nổi không kém. Nó thể hiện sự tham gia và đồng tình của tất cả các cựu giáo sư, cựu học sinh và nhân viên của các trường từ Bến Hải đến Cà Mau có mặt đêm nay.

Đêm đã khuya, dạ tiệc kết thúc trong niềm vui vừa tái ngộ Thầy Cô và bạn cũ. Mọi người chia tay nhưng trong lòng đầy ấp dư hương ngày xưa. Nghe đâu đây như còn vang tiếng trống thúc quân của nhạc cảnh cuối cùng, ngỡ như tiếng trống tan trường ngày nào. Lòng bỗng rộn một niềm vui thời hoa niên: bên sách vở đầy cộm vẫn mơ màng đến trang thơ lãng mạn “Anh pha mực cho vừa màu áo tím”. Và lại thoáng chút suy tư cùng lời hát “Chúc người trai đi xây dựng hòa bình. Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh”.

Cám ơn 8 hội trong ban tổ chức, quý vị đã hằng năm tổ chức một dạ tiệc với đầy đủ sắc màu quê hương, thắm đượm tình nghĩa Thầy Trò, bạn bè và đồng hương trong một không khí vẫn còn phảng phất hương vị đầu năm. Chúng tôi ra về, nhưng trái tim vẫn đầy ấp lời hát quen thuộc “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…”.

hng-ng-toan-nangMong sao Hội Ái Hữu Petrus Ký vẫn sát cánh với các hội khác cùng tổ chức “Tân Niên Họp Mặt” cho những năm sau để chúng ta cùng hãnh diện ôn lại một thời đẹp nhất của đời người, và cũng để tự hào về nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng của Miền Nam trước năm 1975 mà ngày nay ở Việt Nam không còn nữa. (Phóng viên Gạch Nối. – Sydney cuối tháng 2 năm 2017)

Nguyễn Toàn chuyển tiếp

logo-su-kien-1

thieu-nu-2MỪNG NGÀY MÙNG 8 THÁNG 3

– Nguyễn thị Cỏ May

«Hôm nay, mùng 8 tháng3

Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi.

Nếu bà còn nói lôi thôi,

Thì tôi giặt nốt hộ tôi cái quần» (Tú Sót)

Có nhiều người than phiền phụ nữ có Ngày Quóc tế Phụ nữ, có nhiều tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người phụ nữ, trong lúc đó, cho tới thời đại @ này, vẫn chưa có một ngày dành cho cánh đàn ông, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra lo tranh đấu cho quyền lợi của đàn ông. Đàn ông trước sau vẫn cô đơn. Phải chăng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã muốn vậy ? Nếu không, tại sao có ngày thiếu nhi, ngày bô lão, ngày cây cỏ, ngày môi trường…. cả ngày dành cho súc vật, những hội bảo vê súc vật ?

Nhưng cũng đừng quên khi người phụ nữ ngày nay có được ngày quốc tế phụ nữ, họ đã tranh đấu liên tục từ sau Cách mạng Nhơn quyền và Dân quyền Pháp, họ đã đổ không biết bao nhiêu máu và nước mắt. Còn các ông ? Các ông xưa nay vẫn luôn luôn là nguyên nhơn của bao nhiêu đau khổ của người phụ nữ .

10-tam-thang-ba-3«… Bao nhiêu đau khổ của trần gian

Trời đã dành riêng để tặng nàng … »

(không nhớ tác giả)

Những ngày tháng đáng nhớ

Để tự giải phóng thân phận người phụ nữ khỏi kìm kẹp xã hội do đàn ông tổ chức và điều hành, năm 1910, người phụ nữ tổ chức một Hội nghị phụ nữ đưa ra đề nghị thiết lập một Ngày Quốc tế Phụ nữ và đề nghị đã đươc Hội nghị tán thành .

Ý niệm sơ khởi về Nữ quyền đã có, tháng 3 năm 1911, hằng triệu phụ nữ Âu châu đồng loạt xuống đường biểu tình để đòi hỏi phải có một ngày quốc tế phụ nữ. Qua hai năm sau, ý tưởng về một ngày quốc tế phụ nữ thắm nhuần, phụ nữ Nga âm thầm tổ chức những buổi họp mặt bí mật để chuẩn bị ráo riết những ngày tranh đấu sắp tới .

Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ biểu tình rầm rộ đòi quyền bầu cử ở Đức. Liền năm sau, phụ nữ ở Oslo, Na-uy (Norvège) hô hào đòi thực hiện nữ quyền và hòa bình .

Năm 1917, để chuẩn bị cướp chánh quyền mùa thu, Lénine đã phải ban hành ngày mùng 8 tháng 3 làm ngày phụ nữ để xoa dịu phong trào nữ công nhơn biểu tình ở Saint Peter Strasbourg đòi quyền bầu cử, cải thiện điều kiện làm việc, quyền nam-nữ bình đẳng,… Những cuộc biểu tình của phụ nữ đã bắt đầu thật sự làm rung chuyển xã hội âu châu trong những năm đầu thế kỷ trước .

10-tam-thang-ba-1Năm 1946, ngày phụ nữ đươc đem ra thảo luận ở các quốc gia Đông Âu .

Phải đợi tới năm 1977, Tổ chức Liên hệp Quốc mới chánh thức ban hành Ngày mùng 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Và năm 1982, Pháp chánh thức nhìn nhận ngày mùng 8 tháng 3 là Ngày Quốc tế Phụ nữ của Pháp .

Như vậy từ đầu thế kỷ XX, người phụ nữ của các quốc gia họp nhau lại để tranh đấu bảo vệ những quyền lợi của họ mà trước đây họ không hưởng đươc, cả những quyền tự nhiên như quyền được làm một con người . Trước đó, nhận thấy phong trào tranh đấu ôn hòa quá chậm chạp, một số phụ nữ ở Anh đã đi học võ thuật nhựt bổn để dấn thân tranh đấu trực diện với đàn ông, những người nắm quyền chánh trị mà người phụ nữ bị lệ thuộc và nạn nhơn .

Đã có Ngày 8 tháng 3, nhưng người ta muốn ngày này có nguồn gốc xa xôi hơn nữa . Lịch sử phải dẩn trở vế ngày nữ công nhơn ngành dệt ở Huê kỳ biểu tình năm 1857 . Nhưng sau cùng mối liên hệ này không được thừa nhận .

Thân phận người Phụ nữ

Ông James Flynn, người Tân-Tây-lan, chuyên trắc nghiệm chỉ số thông minh (IQ = Intelligence Quote) công bố kết quả khảo sát 10-tam-thang-ba-2của ông là phụ nữ Tây Âu, Huê kỳ, Úc và Tân-Tây-lan có chỉ số thông minh cao hơn đàn ông, tuy sự thông minh của dân chúng ở những nơi này đều tăng trong gân đây. Đây là điều ghi nhận được ở người phụ nữ từ sau hơn 100 năm na. Theo ông người phụ nữ ngày nay thông minh vượt hẳn nam giới vì đời sống văn minh khoa học hiên đại đã bắt buộc mọi người phải vận dụng tối ta khả năng tinh thần của mình để đối phó với cuộc sống mà tiềm năng ở người phụ nữ phong phú hơn, sức hoạt động cũng mạnh và bền bỉ hơn. Khi có điều kiện phát triển, họ phát triển mạnh.

Vậy mà ngày nay, có hơn 60% nữ sinh viên nhưng trong các xí nghiệp lớn, Chánh phủ, Quốc Hội,… số phụ nữ vẫn kém hơn đàn ông, làm việc cùng ngành nghề, mức lương và sự thăng tiến vẫn còn thắp hơn và chậm hơn đàn ông tuy luật pháp đã qui đinh sự bình đẳng nam-nữ.

Trước kia, ngay dưới thời quân chủ cực thịnh, địa vị người phụ nữ Việt nam trong gia đình và ngoài xã hội được luật pháp bảo đảm tối thiểu về đời sống vật chất và tinh thần. Thí dụ, trong quan hệ với chồng, sau 3 tháng cưới về, người chồng không làm tròn bổn phận, người vợ có quyền đề xuất ly hôn. Điều này hoàn toàn khác hẳn với Tàu tuy Việt nam chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu. Hơn nữa, còn mới mẻ hơn cả đối với Âu châu thời đó.

Tại sao phải tới hơn nửa thế kỷ sau mới có Ngày Mùng 8 Tháng 3 ?

Thật vậy địa vị người phụ nữ về mặt nhơn quyền được cải thiện quá chậm. Cuộc Cách mạng Pháp 1789 mang ý nghĩa lịch sử là cuộc Cách mạnh Nhơn quyền và Dân quyền mà lại hoàn toàn bỏ quên thân phận người phụ nữ, tuy họ chiếm hơn phân nửa nhơn loại .

10-tam-thang-ba-4Thế lực truyền thống lớn mạnh, quyền lợi của nam giới cầm quyền, thành kiến đối với phụ nữ hình thành hàng ngàn năm do văn hóa Cơ đốc giáo, đã làm cho vấn đề phục hồi địa vị phụ nữ không thể dễ dàng .

Trong cuộc tranh luận về địa vị phụ nữ, tuy cũng có phái chủ trương nam-nữ bình đẳng, nhưng lực lượng lại quá yếu. Cũng có một số người đồng ý nam-nữ bình đẳng trên nguyên tắc, nhưng lại nhấn mạnh sự khác biệt giữa nam-nữ về mặt sinh lý, tâm lý và khí chất, tức là tính chất bổ sung cho nhau. Hơn nữa về mặt quyền lợi, người chồng đã là đại diện gia đình rồi, không đủ sao ? Đây là cái cớ và lý lẽ tốt nhất để tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng nam-nữ.

Lập luận nam trọng nữ khinh tiếp tục cho rằng phụ nữ so với nam giới có sự khác biệt không thể khắc phục được và qua việc quá nhấn mạnh và khuếch đại sự khác biệt đó đã tạo thành chỗ dựa bền vững cho sự bất bình đẳng nam-nữ trong đời sống xã hội, cả về chính trị .

Vì người phụ nữ không đứng ra làm cách mạng mà chỉ là người thừa hưởng cuộc đại cách mạng. Mặc dầu Cách mạng Pháp đã giải phóng người Do Thái, hủy bỏ chế độ nô lệ da đen, …

Cuối cùng, Bộ luật Dân sự của Napoléon lấy danh nghĩa nam – nữ cần thiết bổ sung cho nhau đã cho phép sự bất bình đẳng về giới tính. Đối với nam giới, nó là quyền lợi; đối với phụ nữ, nó là nghĩa vụ. Napoléon chủ trương phụ nữ phải phục tùng chồng.

Bộ luật quy định : “Chồng phải bảo vệ vợ mình, vợ phải tuân theo chồng mình” (điều 213), “vợ có nghĩa vụ sống chung với chồng và phải theo chồng tới nơi cư trú mà người chồng cho là thích hợp; chồng có trách nhiệm tiếp nhận vợ mình và có nghĩa vụ cung cấp nhu cầu sống cho vợ mình tùy theo khả năng và địa vị” (điều 214).

Chưa được chồng đồng ý thì vợ không có quyền cho tặng, chuyển nhượng, thế chấp và thu nhận. Đây không gì khác hơn là thứ “phu xướng phụ tùy” .

10-tam-thang-ba-5Những qui định bất bình đẳng trong Bộ luật Napoléon mãi đến năm 1938 và 1942 mới thay đổi .

Vài vần thơ về Ngày Mùng 8 Tháng 3

Cứ mỗi năm tới ngày mùng 8 tháng 3, nhiều người nhắc tới bài thơ «Hôm nay mùng 8 tháng 3, Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi …» của Tú Sót mà ít người biết về nhà thơ trào phúng này. Nhưng với nhiều bản khác nhau, tuy nội dung không xa nhau lắm.

Tú Sót tên thật là Châu Thành, sanh năm 1930 tại Nghệ An. Năm 6, 7 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, sau đó mới học quốc ngữ. Lớn lên, ông tham gia chống thực dân pháp. Ông lấy hiệu «Tú Sót» vì muốn nói mình chỉ là kẻ còn sót lại sau các tiền bối Tú Xương, Tú Mở.

Bài thơ trên có tựa là «8-3 muôn năm» được làm trong những năm 80 của thề kỷ trước. Thơ của ông được tập trung lại thành một quyển nhan đề «Gà trống đẻ» (Thanh niên, Hà nôi, 1989) gồm nhiều bài dưới nhiều dạng khác nhau, như tứ tuyệt, lục bát, thất ngôn, thơ đố vui và được xuất bản. Đoc thơ của ông, người ta có cảm tưởng như ông mong ước có dịp làm cho mọi người ai cũng có được một tiếng cười trong sáng.

Về thơ Tú Sót, có một giai thoại khá lý thú. “Có một năm, đúng ngày mùng 8 tháng 3, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, bạn của ông, đi uống rượu với bạn bè đến khuya mới về. Vợ làm cơm, có nhiều món ăn ngon, ngồi đợi. Thấy chồng về, đã muộn lại còn say lướt khướt, bà vợ tỏ ý không vui, mặt cứ nặng như chì…. Thanh Sơn liền đứng giữa nhà, đọc oang oang một bài thơ của Tú Sót, không hiểu sao lúc đó, bài thơ lại nhập tâm đến như thế :thieu-nu-xuan

“Hôm nay mùng 8 tháng 3,

Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi 

Tôi phần bà một đĩa xôi.

Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà ! ”.

Bà vợ nghe ông chồng say đọc xong bài thơ, cười ngặt nghẽo. Hú vía ! Tú Sót đã một phen cứu bạn thoát khỏi thảm nạn sư tử Hà đông”.

Thơ của Tú Sót diển tả cái hay, cái tình, cái hài hước rất tự nhiên mà đủ làm cho người đọc thấy hình ảnh một người chồng hiểu và biết ơn vợ. Rất nhiều thế hệ đã mê thơ của ông. Họ mê đến mức họ đã không ngại “phỏng thơ” Tú Sót để đưa ra nhiều dị bản mà ai đọc qua cũng không giử được khỏi cười. Thí dụ như bài thơ sau đây mô tả tâm cảnh «xốn xang» của chị em phụ nữ trong Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 30/04/75 :

9-anh-bang-6-thieu-nu«Hôm nay mùng 8 tháng 3

Chị em phụ nữ đi ra đi vào

Hãy xem bất cứ nhà nào

Chị em rỗi việc cũng vào cũng ra .

Thật là ngứa mắt chúng ta

Nhưng thôi cứ để họ ra, họ vào.

Không thì “cửa sắt” họ rào,

Anh em đố được “đi vào, đi ra»

(theo Nguyễn thị Cỏ May)

Quế Phượng chuyển tiếp

logo-quanh-ta

sg-ph-tat-daiĐỘC ĐÁO 9 NHÀ HÀNG

LẠ NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Để thu hút thực khách, những nhà hàng này đã bày trăm phương nghìn kế nhằm gây ấn tượng với các “thượng đế”.

Trong thời đại hiện nay, các nhà hàng phải liên tục cạnh tranh nhau về hình thức để lôi kéo thực khách về phía mình. Có lẽ, dù món ăn ngon đến đâu mà hình thức thể hiện nghèo nàn thì cũng… không ăn thua. Và thế là, những nhà hàng dưới đây đã có một vài “chiêu trò” cực lợi hại khiến khách cứ ùn ùn kéo tới.

9-nha-hang-11/. Nhà hàng Dark ở Nepal : Nhà hàng này tối tăm theo đúng nghĩa đen của nó. Đúng như tên gọi của mình – Dark, nhà hàng này sẽ khiến bạn có những trải nghiệm nhớ mãi khi thưởng thức đồ ăn trong không gian tối tăm. Bên cạnh đó, bạn còn được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên khiếm thị.  Đây được coi là cách nhà hàng này muốn người khuyết tật được hòa nhập với xã hội, đồng thời tìm sự đồng cảm từ những vị khách xa lạ.

2/. Nhà hàng robot YO! Sushi : Bạn chỉ việc ngồi và đợi một vật thể lạ bay tới mang đồ ăn cho mình thôi. Tới thăm London – thủ đô xứ sở sương mù, bạn chớ quên ghé thăm hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh YO ! Sushi. Tại đây, bạn sẽ được phục vụ bởi những robot iTray biết bay, tạo nên từ sợi carbon và có vận tốc tối đa 11m/giây.

3/. Nhà hàng tự phục vụ Baggers : Bấm màn hình và chọn món. Bữa tối chưa bao giờ nhanh gọn đến thế. Nhà hàng Baggers ở Đức dành cho những người nào cần sự nhanh gọn. Bạn có thể gọi món thông qua sử dụng màn hình cảm ứng để tra cứu. Nhà bếp sẽ chuẩn bị phần ăn cho bạn và đặt vào thố có dán màu trùng với màu ghế của bạn.

4/. Nhà hàng Gà Bay (Flying Chicken) : Họ đi trên xe đạp 9-nha-hang-2một bánh và chế biến các món ăn từ gà ư ? Không đời nào… Thái Lan – đất nước nổi tiếng với những thứ độc đáo sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm thú vị về một nhà hàng vừa phục vụ đồ ăn, vừa trình diễn bằng xe đạp một bánh. Các đầu bếp sẽ vừa đi trên đường băng bằng chiếc xe bé tí ấy, vừa chế biến món gà cho bạn.

5/. Nhà hàng Robot 20 : Những nhân viên đặc biệt này luôn niềm nở, tận tình, chu đáo và nhanh nhẹn. Nhà hàng Robot 20 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc sẽ mang đến cho bạn sự phục vụ hoàn toàn từ 20 con robot cỡ vừa. Từ dẫn đường, bưng bế tới nấu nướng… tất cả đều được thực hiện bởi những con robot không biết ca thán.

6/. Nhà hàng tàu lượn siêu tốc Rogo : Có lẽ bạn sẽ không thể rời mắt khỏi những đường băng đặc biệt này và quên đi việc thưởng thức món ăn.

Nhà hàng Rogo ở thành phố Abu Dhabi, Ả Rập dùng tới 30 đường xoắn ốc nối từ bếp tới các bàn ăn. 9-nha-hang-3Mọi thứ đã được công nghệ hóa tới mức, bạn chỉ việc chọn món qua màn hình và đợi chúng “bay” tới thông qua hệ thống tàu lượn siêu tốc.

7/. Nhà hàng thả dù Jafflechutes : Không biết đã có trường hợp thất lạc đồ ăn do thả lệch vị trí chưa nhỉ ? Ở Melbourne, Úc, nhà hàng Jafflechutes chọn cách phục vụ khách hàng bằng cách vô cùng độc đáo. Bạn sẽ đặt đồ qua trang web của nhà hàng, cung cấp địa chỉ rồi đi bộ tới nơi hẹn. Jafflechutes sẽ đưa đồ cho bạn bằng chiếc dù thả từ ban công xuống.

8/. Nhà hàng Bikini Daoxianji : Mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối, nhưng thực khách vẫn đến ủng hộ ý tưởng lạ của nhà hàng này. Có lẽ cánh mày râu sẽ là những thực khách trung thành của nhà hàng Trung Quốc này mất. Khi tất cả các nhân viên đều mặc bikini hai mảnh, 9-nha-hang-4làm sao chúng ta có thể rời mắt đi xa được chứ.

9/. Nhà hàng do khỉ phục vụ – Kayabuki : Nhiều thực khách cho rằng, Fuku và Yat còn hoạt bát và nhanh nhạy hơn nhiều phục vụ ở các nhà hàng khác.

Nhà hàng phía bắc thủ đô Tokyo đã thuê hai chút khỉ là Fuku – 14 tuổi và Yat – 16 tuổi làm phục vụ chính. Hai phục vụ “đặc biệt” này rất được lòng khách hàng và luôn được họ thưởng cho sữa đậu nành. Mặc dù là động vật nhưng hai chú khỉ này tỏ ra tháo vát và nhanh nhẹn. (Minh Minh theo Oddee)

Phan Tất Đại chuyển tiếp