CHUYỆN XÃ HỘI (3)

logo-xa-hoi

a-cuoiNỖI NIỀM XA QUÊ CỦA

NHỮNG KIỀU BÀO Ở MỸ

Nếu nước Mỹ cho người trẻ xa quê cơ hội học hành, lập nghiệp, kiếm tiền và họ dần hội nhập thích nghi thì với người lớn tuổi, cuộc sống ở xứ sở này là những chuỗi ngày đau đáu quê hương.

Chị T. có một công ty chăm sóc sức khỏe cho người già ở Mỹ, chủ yếu phục vụ khách Việt. Những người này thường không biết tiếng Anh, không biết lái xe hoặc gặp vấn đề về đi lại khó khăn do tuổi tác. Vì vậy, khi họ cần đi chợ hoặc muốn đến trung tâm khám bệnh, chị sẽ có dịch vụ đến đưa đón và giúp làm các thủ tục cần thiết.

Tiết kiệm 30.000 USD để… chết

Một ngày, chị T. chở tôi đến đón một bác gái đi kiểm tra sức khỏe. Xe vừa dừng lại ở cổng, đã thấy bác đứng tần ngần đợi chị. Chị mở cửa, dìu bác vào xe. Chưa để chiếc xe kịp nổ, bác vội vàng tíu tít kể chuyện mấy đứa con đi làm để bác ở nhà với con chó. 9-noi-niem-1Bác bảo hồi ở VN xa cách con cháu nhưng còn có bạn bè. Từ hồi qua Mỹ đoàn tụ, con cháu không thấy, bạn bè cũng không, chỉ có con chó làm bạn mà bác thì không ưa chó.

Bác cần tìm người nói chuyện. Thế nên việc sử dụng dịch vụ của chị T. không hẳn là bác cần giúp đỡ. Bác cần người tâm sự.

Sau khi giúp bác hoàn thành các thủ tục khám sức khỏe, chị T. bận việc nên nhờ tôi dẫn bác đi chợ. Bàn tay nhăn nheo của bác nắm chặt lấy tay tôi. Bác bảo thích đi chợ dù mỗi lần đi chẳng mua gì nhiều. Bác nhờ tôi chọn mua mấy củ khoai mỡ về nấu canh. Bác bảo nấu ra chỉ có mình bác ăn chứ mấy đứa con không biết ăn canh khoai mỡ.

Bác thích bày ra nấu nướng cho có chuyện để làm. Chứ không ở nhà một mình thì buồn chết. Có lần buồn bác nhờ người ta mua hẳn trái mít chục ký về ngồi gỡ hạt tách múi cho đỡ buồn

Rồi bác bắt đầu kể chi tiết hơn chuyện bác qua đây đã gần chục năm, do mấy đứa con bảo lãnh. Hồi mới qua bác ở nhà chăm cháu. Giờ cháu lớn rồi cũng không cần chăm nữa. Mỗi tháng bác hưởng được tiền trợ cấp của chính phủ khoảng 700 USD. Tiền đấy bác không làm gì cả, lâu lâu cho mấy đứa cháu chút đồng bạc mua kẹo. Còn lại, bác tích cóp, tính đến nay đã gom được 30.000 USD. Một nửa số tiền bác đã gửi về VN nhờ người thân xây mộ. 9-noi-niem-2Nửa còn lại, bác bảo cất đó để chờ đến lúc chết nhờ con cháu chuyển hài cốt về VN.

Tôi cười khì bảo, nếu tôi mà có số tiền như bác, tôi dùng đi du lịch khắp nơi, chết đâu đó cũng được, miễn là được đi cho thỏa cái đã. Bác bảo không, đi đâu thì đi, nhưng chết thì phải về với nguồn cội. Nên bằng cách nào, bác cũng phải được chôn ở VN, về với tổ tiên ông bà.

Chồng đãng trí chăm vợ liệt giường

Một ngày khác, chị T. chở tôi đến thăm một cặp vợ chồng già ở Allen, Texas. Ra đón chúng tôi là con dâu cả của hai bác. Bác trai già rồi, nghe đâu đã 85, bị đãng trí, lâu lâu ông lại mặc áo vest, chải chuốt tóc tai gọn ghẽ rồi chạy ra đường đi lẩn thẩn bảo là đi trình diện “sếp”. Có lần bác đi lạc quên cả đường về, cả nhà phải nhờ đến cảnh sát đi tìm. Nên để tránh bác bỏ nhà đi lần nữa, mỗi lần chị con dâu đi làm là khóa trái cửa.

Cạnh phòng khách khang trang là chiếc giường của bác gái. Bác gái bằng tuổi bác trai, bị té gãy chân nên không đi lại được. Bác nằm liệt giường như vậy đã nửa năm. Vết thương ở mông của bác lở loét dần, phần vì do tuổi đã cao phần vì bác nằm quá lâu. 9-noi-niem-5Con cháu bác cũng khá đông nhưng hầu hết bận đi làm nên chuyển giao nhiệm vụ trông bác cho cô con dâu cả

Chị dâu ham công tiếc việc nên cũng không thể ở nhà lâu để chăm hai bác. Chị quyết định thuê người đến chăm sóc hai ông bà cụ. Nhưng để thuê một người đến túc trực và chăm hai bác theo mức lương 8 USD/giờ, tiền đi làm của chị không đủ trả lương cho người trông nom. Nhà không có ai giúp, bỏ công ăn việc làm để chăm sóc hai bác thì tiếc nên chị khóa trái cửa đi làm.

Thức ăn chị mua sẵn bỏ vào tủ lạnh cả, dặn ông đến bữa thì nhớ mang cơm ra đút cho bà. Nhưng vì lẩn thẩn, thay vì nghĩ bà chưa ăn cơm ông lại nhớ nhầm là bà chưa uống nước. Thế nên cả ngày ông pha trà cho bà uống. Bà uống nhiều thì lại tè nhiều. Căn nhà nồng nặc mùi khai khi chúng tôi đến thăm.

9-noi-niem-3Nghề rửa chân cho khách

Phần đông người Việt ở Mỹ chọn nghề nail (làm móng tay móng chân) vì xét về mặt bằng chung, nghề nail là nghề nhẹ nhàng và kiếm tiền nhanh nhất so với các nghề còn lại. Nhưng làm nail cũng có nhiều cảnh.

Những thợ nail chia sẻ, nếu làm cho khu người da màu, kiếm tiền dễ do hầu hết phụ nữ da màu đều thích những bộ móng lòe loẹt. Nhưng họ cũng là tầng lớp thường ít vệ sinh tay chân nhất, vì vậy những thợ nail rất sợ rửa chân cho người da màu.

Làm cho khách da trắng thì sướng hơn vì khách tương đối sạch sẽ. Dù vậy, khách da trắng yêu cầu cao và chất lượng phục vụ cũng cần phải có đẳng cấp. Tiệm nail bạn tôi làm việc ở thủ đô Washington phục vụ cho khách da màu vì vậy lúc nào cũng đông kín người. Giữa những thợ nail trẻ trung, tôi bất ngờ khi thấy một bác trai tuổi đã 60 xách hộp đồ nghề ra rửa chân cho khách.

Bạn tôi nói, thông thường những thợ rửa chân cho khách là thợ mới vào nghề, chưa biết gì nên chỉ có thể làm công việc mát xa, cắt móng, rửa chân và sơn móng đơn giản. Những thợ lành nghề sẽ đảm nhận việc sơn vẽ hoặc đắp móng tay giả, thứ yêu 9-noi-niem-4cầu kỹ thuật cao hơn nhưng công việc nhẹ nhàng hơn. Khi cụ già 60 tuổi vừa cầm cọ sơn được vài đường, người phụ nữ da màu vung chân mắng xối xả với lý do cụ già sơn không đẹp. Bác trai nước mắt lưng tròng xách hộp đồ nghề vào trong chờ chị chủ tiệm chạy lại sơn giúp.

Lúc ngồi ăn cơm, tôi tò mò hỏi chuyện, được biết bác chỉ vừa qua Mỹ đúng một năm. Hồi ở VN, bác là chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở khu Chợ Lớn Q.5. Con gái bác đi du học rồi lấy chồng có quốc tịch Mỹ. Cặp vợ chồng trẻ dẹp bỏ những kiến thức đại học để cùng đi làm nail. Sau vài năm dành dụm tiền, con gái bảo lãnh bố mẹ qua Mỹ. Hai vợ chồng già nghe qua Mỹ thì vui mừng khôn xiết…

Sang đến nơi, mấy ngày đầu thấy vui vì cái gì cũng lạ, cái gì cũng đẹp và tiện nghi hơn ở nhà. Nhưng được khoảng tuần, bác bỗng dưng thấy trống trải vì con cái bắt đầu đi làm cả, hai vợ chồng quanh quẩn trong nhà hoài cũng chán. 9-noi-niem-6Thế là bác xin đi làm hãng, vợ bác xin đi làm nail cùng con gái. Để làm ở hãng, mỗi sớm bác phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, lục đục chuẩn bị đồ đạc, lái xe đi cho đúng giờ vì làm ca sớm.

Lương hãng trả “bèo” nhưng có việc còn vui hơn ở nhà. Được vài tháng, công ty cắt giảm nhân viên, bác bị sa thải. Lần này, bác xách giỏ theo con rể đi làm nail.

Bác bảo cả đời chưa rửa chân cho ai, mà qua đây phải khúm núm rửa chân cho khách, lại còn bị chửi lên chửi xuống. Nước mắt chảy dài, miếng cơm nghẹn đắng khiến bác dừng đũa không ăn nữa. Mà bác bảo lần nào ăn cơm cũng chẳng ngon, có lúc vừa cầm đũa thì khách đến, lật đật chạy ra rửa chân cho khách, rửa xong chạy vào không dám ăn tiếp vì chân khách bẩn quá.

Tôi hỏi bác sao không về lại VN mà sống, bác ngậm ngùi, “muốn về lắm, nhưng nhà cửa bán cả rồi, hơn nữa con cái phải đóng thuế cả mấy chục ngàn USD để bảo lãnh bác qua, bây giờ bỏ về coi sao được hả cô ?”. Tôi chặc lưỡi, không biết nên buồn hay nên vui cho bác.

Những ngày này, người Việt ở Mỹ lại xôn xao tổ chức đón tết. Tôi đã không còn ở đóhng-ng-van-danh-2 để xem bà cụ tiết kiệm 30.000 USD đón tết thế nào, cặp vợ chồng già bây giờ ra sao hoặc bác thợ nail có chịu nghỉ rửa chân cho khách ngày nào để chuẩn bị cho tết không.

Tôi nghĩ, rồi họ sẽ ổn thôi. Nhưng hơn ai hết, chính họ là những người luôn đau đáu hướng về quê nhà nhất, cho dù là sự trở về lúc đã nhắm mắt xuôi tay…. (Võ Mỹ Linh – Tien Phong)

Nguyễn Văn Danh chuyển tiếp

logo-ts-cung-nhau

9-anh-bang-6-thieu-nuGIỌNG NÓI

NGƯỜI SÀI GÒN

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.

Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương.

Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định… 9-sai-gonTừ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.

Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ 9-giong-noi-2nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn.

Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu…

Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen !” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen !”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, 9-giong-noi-1có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”…

Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói.thieu-nu-2 “Mày ăn cơm chưa con ? – Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc ? – Dạ, con mới !”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ…dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó [” nghĩa là khen cô bé đó lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó [ lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý thieu-nu-xuannghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi sg-ph-tat-dai“mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” (nguồn Operablog)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

logo-thay-thuoc

bac-si-6MÃNG CẦU XIÊM

TRỊ BỆNH UNG THƯ

Hãy truyền thông điệp này, vì nó có thể cứu sống hàng triệu bệnh nhân ung thư, giúp họ tiết kiệm tiền bạc và thời gian điều trị bệnh : “Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị”.

Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại… sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này ? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận…

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy : 9-mang-cau-1Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn.

Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không ? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. 9-mang-cau-2Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.

Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc.

Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ a-giam-monó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư.

Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother’s Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.

Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu ? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn !

Phan Tất Đại chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này